THIÊN NHÃN CHIẾU MINH VÔ VI TAM THANH 

Thiên Nhãn như hình trên gọi là Thiên Nhãn Hồng Oai
Hiền Huynh Thiện Ngộ (ở Phú Yên) có cho biết rõ nguồn gốc của Thiên Nhãn Hồng Oai (có tia sáng chiếu ra từ Thiên Nhãn):
         1. Giáo Sư Thiên Phong Ngọc-Trường-Thanh ( Đạo-sư Minh-Nhân) Thọ Pháp CHIẾU-MINH tai Thánh-Đường Tuy-Hoà , trong dịp Phái-Đoàn cố CG BÙI-HÀ-THANH ra Trung năm 1974, và học Pháp trực-tiếp với cụ BÙI-HÀ-THANH .
          
          2. Hiền Huynh Thiện-Ngộ  , Dâng Hồng-Thệ  ở Chiếu-Minh Giáo-Toà, 1978  và cũng học Pháp trực-tiếp với  cố CG BÙI-HÀ-THANH.

  "Tại Thánh Tịnh của Giáo sư Trường ở Phú Yên (có HH Thiện Ngộ + HT Minh Hoà) đội khăn trắng vì ở Miền Trung thì đội khăn trắng (Đây một bí mật mà năm 1945 THẦY cứu cho khỏi bị tàn sát đó!
Tại Quảng Ngãi thì gần 3.000 tín đồ Cao Đàii đội khăn đen (Phái Tây Ninh) bị H C Minh ra lệnh tàn sát hết (lệnh có 4 chữ: "Cao Đài tận sát" do thủ bút của H C M viết và ký tên. Đức Cao Triều Phát xin tha và HCM vị lòng nên ra lệnh cho PVD,...vào Quảng Ngãi đổ tội cho địa phương (Bửu Râu) làm sai.
GS Trường + HH Thiện Ngộ + HT Minh Hoà tu theo pháp từ CMGT do Đức CG Bùi Hà Thanh truyền, đáng lẽ đội khăn đóng đen hay khi được phong thì đội khăn đóng màu vàng lợt (GSTâm Pháp, Đạo trưởng, Đại sư) . Tại CMGT thì bàn thờ không giống CMVVTT, lại có thờ thêm Phật, Chúa, ...
http://caodaigiaoly.free.fr/ThienNhanHongOai.jpg
     3.  Thiên-Nhãn  này nguồn-gốc được GS Ngọc-Trường-Thanh ( ĐS Minh Nhân) ,  và Giáo-Hữu Ngọc-Cư-Thanh nhận trách nhiệm vẽ và in cho Hội-Thánh Truyền-Giáo
( Phối Sư Ngọc-Quế-Thanh, nhơn danh là Trần Văn Quế, Hiệu trưởng Truoừng Sư Phạm Sài Gòn ở Đường Thành Thái, Thủ Đô nước Việt Nam Cộng Hòa. Cụ HUỆ-LƯƠNG làm Chủ-Trưởng, dùng để thờ tại tư-gia đạo-hữu . Thiên-Nhãn này được in năm 1958 , sau khi thành lập Hội-Thánh Truyền-Giáo hai năm. Ngưòi vẽ là Hoạ-sĩ ở Tiệm Cơm Chay TÍN-NGHĨA, đường Trần Hưng Đạo (Saigon), gần Chợ Bến Thành, cạnh trường Nguyễn Thái Học , quê ở Gò Công.
vẽ theo mẫu Thiên-Nhãn ở NAM-THÀNH THÁNH-THẤT (đường Nguyễn Cư Trinh, Bến xe Sài Gòn - Biên Hòa, gần nhà cụ Lương Văn Bồi, người Anh Lớn trong Đạo Cao Đài và là nhà Thông Thiên Học)  hồi đó.
Cụ Huệ Lương Trần Văn Quế có nhiệm vụ trong Cơ Qui Nguyên Thống Nhất Các Chi Phái, được Đức Di Lạc Thiên Tôn giáng cơ dạy liên lạc và làm việc chung với Đức Chưởng Giáo Thiên Tôn Bùi Hà Thanh. Cụ Huệ Lương được Đức Chưởng Giáo Bùi Hà Thanh chỉ kiểu và hành công phu có Văn Hỏa và Võ Hỏa. Tôi (Hà Phưoơc Thảo) có thấy cụ Huệ Lương công phu (quạt) trong khăn choàng ngồi trước Bàn Thờ Đức ĐPCQ trên lầu phía sau Chùa Di Lạc, cạnh Vạn Hạnh Đạo Tràng.
      4. Thiên Nhãn Hồng Từ (không có tia sáng chiêế ra từ Thiên Nhãn) do hoạ sĩ tại Vĩnh Long đi theo Đạo Trưởng Lê Ngọc Cẩn, Chủ Đàn Chiếu Minh Vô Vi Tam Thanh tại Sông Tiền (Vĩnh Long) (đội khăn đen ) đến Thị xã Tân An tỉnh Long An vàn nhà THẦY tức Đức Cao Đài Sư Phụ (Đức Ngô Minh Chiêu) nhìn Thiên Nhãn trên Thiên Bàn, vẽ giống y mẫu (dưới Thập Tự Tam Thanh, dĩ nhiên không có hình THẦY, vì THẦY lúc sanh tiền đâu có để), sau nầy các Đàn mới thờ THẦY.


                                                                  Thiên Nhãn trên Bàn Thờ Đàn Thánh Đức Qui Nguyên tại Tiền Giang tỉnh Vĩnh Long :

Thiên Nhãn như trên gọi là Thiên Nhãn Hồng Từ theo mẫu trên Bàn thờ nhà Đức Ngô Minh Chiêu tại Tân An (tỉnh Long An).
Bàn Hậu Thiên tượng trưng cho chính hành giả mang xác phàm công phu luyện Đạo hay luyện Thánh Thai và trưởng dưỡng Thánh Thai thành Kim Thân, đồng thể với Đức Thượng Đế (Đức Chúa Trời). Phật tử là Kim Thân khi đã luyện thành. Thiên Bàn là Bản Đồ để luyện Đạo giống như đường bay mà Cơ Quan NASA vẽ ra để đến đích sẽ đến, không bay sai hướng trong Vũ Trụ. Xác phàm rất cần thiết như khi ráp phi thuyền không gian. Lư Trầm tượng trưng như Hỏa Tiển đẩy phi thuyền phóng đi. Trong truyện Tây Du Ký thì Hồng Hài Nhi dùng 4 bánh xe bằng lửa để chạy xe, tượng trưng cho Tứ Tổ qui gia hay Ngũ Hành khi dùng Khí Hư Vô gom ngũ khí triều nguơn. Lư hương là Tì hay Mồ Kỷ Thổ. Khi qui liễu thì xông ra mùi hương thơm ngát là biết có Ấn chứng đắc Đạo và lúc đó là thuần dương nên mở mắt trái (thuần Dương nhứt mục), giống như Thiên Bàn nhìn lên cao chót hình nầy thì thấy Thiên Nhãn.
Phi thuyền không gian bay từ trái đất hay Quả Cầu 68 tức xác phàm Hậu Thiên là Khảm ( thận) và LY ( tim).
Chiết KHẢM ( thận có 2 vạch đứt ở 2 bên tức 2 trái thận: một bên là Âm (trái) và 1 bên là Dương (phải) và 1 vạch đầy tức Hào DƯƠNG ở giữa (vô hình) nhưng là động lực do óc phát ra chỉ huy vạch Dương nầy phóng tinh trùng đi xuống tìm Âm (vào tử cung một người nữ) tức vào TỬ LỘ hay sanh con, lớn lên, già, bệnh và TỬ, còn người bị lậu tinh thì mau già, bệnh tiền liệt tuyến hay ung thư thận rồi chết (TỬ). Nếu biết luyện Đạo thì chiết Hào DƯƠNG hay vạch đầy ở giữa của cung KHẢM bằng cách cướp khí Hư Vô (ĐẠO = TAO= 道 = Khí Hạo Nhiên = Prãna = Nichtsein = No-Being = Néant ) trong không gian, dùng tay và cơn bôm xuống và dùng Thần (HỎA, cái đèn để luyện Thần hay nhìn Thái Cực đăng) chiếu vào cho phàm tinh thành Nguơn Tinh, bốc KHÍ bay lên. Muốn bốc khí hay luyện tinh thành khí thì nhìn lên Bàn Tiên Thiên bên trên, thấy 2 cây đèn: bên trái (từ trong nhìn ra) là con mắt Dương, bên phải nhìn ra là con mắt thuộc ÂM (..., Lưỡng quang chủ tể, quang thị THẦN, Thần thị Thiên,...) gom vào con mắt thứ ba giữa 2 chân mày chiếu xuống Thận (tượng trưng tách trà và tách bạch thủy hay 2 vạch đứt đem lên trung Điền có 3 ly rượu hay ngũ Khí và Tam Huê, đưa lên trên và tuỳ theo giờ mà chiếu vào Đông Mộc (bình bông) và Tây Kim (dĩa trái cây tức trồng cây có  hoa, kết trái và kết trái ở đâu? Đó là thập ngoạt hoài thai tại ruột cùn (ruột dư = Blinddam = ruột thừa. Bác sĩ mỗ mà luôn tiện cắt luôn là phá tử cung, không cho luyện Đạo, không tu luyện được. Hỏi Bác sĩ tại sao ruột dư có công dụng gì? Không biết??? Người tu thiền theo Chiếu Minh thì biết. Đó là TỬ CUNG = đàn bà hay đàn ông đều có ruột thừa để tạo Thánh Thai. Khi Ngũ Khí triều nguơn tại Thiên Bàn bên trên thì đưa KHÍ đi đâu nữa? Đó là cây đèn ở giữa trên Thiên Bàn Tiên Thiên đó! Đó là chỗ nào? Chỗ Đường Minh Hoàng từ Cung Đình  (Huỳnh Đình) nhờ những con quạ đen làm cây cầu tên Ô Thước (có 9 đoạn mà quạ đen bay phải chờ bay gần nhau, tức khoảng trống hay khoảng bít cửa trời, gọi là Cửu khiếu, vua Minh Hoàng phải rún mình nhảy qua hay lắc mình phóng cho qua chỗ trống (đọc Bài Chốn Bồng Lai  của  Cao-Đài Sư Phụs sẽ hiểu, ai tu Nhị Bộ phải hiểu lắc mình chi vậy?). Đường Minh Hoàng và chị Hằng Nga làm gì? Đó là Nhâm (Âm) và Đốc (Dương) giao cấu nhau tại chỗ nối hai mạch Âm Dương (ở giữa đường nối của con mắt thứ ba và Ngọc Chẩm). Khi cong lưỡi thì nước miếng hay Đề Hồ hay Bạch Đái và Dương Tinh hòa nhau thì thành ra nước CAM LỒ, nuốt xuống để nuôi Thánh Thai cho trưởng thành (Tam niên nhũ bộ hay cho con bú 3 năm 8 tháng để bỏ sữa = thôi bú, ăn cơm ( Mễ = 米có chữ HỎA 火 ) thì Thánh Thai đã lên Trung Điền (Trung Cung) rồi. Nhìn Thiên Nhãn bên trên thì thấy tại sao mặt trời rạng đông ở chân trời? Đó là luyện Tinh (mặt trăng) hóa KHÍ (ngôi sao), luyện Khí hóa Thần (Thiên Nhãn) và luyện Thần hoàn Hư (bay lên Hư Không hay về Niết Bàn) và phải ngủ ngồi để chi? Để Đường Minh Hoàng bay lên cho dễ, gặp chị Hằng tính chuyện SANH LỘ mà sống đời đời. ( trường cửu, không còn xuống Tử Lộ hay luân hồi sanh tử nữa).
Tại sao thờ thánh tượng Cao Đài Sư Phụ là hình ngài Đốc Phủ Sứ tại Huyện Dương Đông Phú Quốc (thánh tượng tại Đàn Thánh Đức Qui Nguyên Vĩnh Long như hình trên trang nầy) , đội khăn đen , chứ không thờ thánh tượng lúc Đức Cao Đài Sư Phụ đắc Đạo hiệp nhứt với Đức Đại Từ Phụ . Thượng Đế Phật Đài tại Vũng Tàu của Sư Tông hay ông Ngô Hùng thờ thánh tượng khăn trắng ). Khi Đức Ngô Minh Chiêu giáng cơ thì xưng Cao Đài Tiên Ông Ngô Tiên Ông? Vì lúc luyện Đạo phải dùng xác phàm, chứ lúc đắc Đạo thì đâu cần luyện Đạo nữa!!!
Bên Âu Châu cũng thờ Thiên Nhãn, tại Tòa Thánh Tây Ninh cũng thờ Thiên Nhãn có chư Giáo Tổ trong Ngũ Chi như hình bên dưới trang nầy, các Đàn Chiếu Minh và cả tư gia của chư vị tu theo Tòa Thánh Tây Ninh thờ Thiên Nhãn Nhật-Nguyệt-Tinh vì chưa tìm thấy Thiên Nhãn nơi nhà Cao Đài Sư Phụ tại Tân An. Bác Tám Cẩn (Đạo trưởng Lê Ngọc Cẩn) có đến nhà Cao Đài Sư Phụ tại Tân An, có dắt theo một họa sĩ, vẽ đúng Thiên Nhãn Hồng Từ phía trên trang nầy.
Phân biệt HỒNG TỪ ( Thiên Nhãn không có tia sáng chiếu ra) và HỒNG OAI (có tia sáng chiếu ra).

                                                     Chịu trách nhiệm giải thích Thiên Bàn:   Hà Phước Thảo


Khi đi xa và ở lâu thì mang Thiên Nhãn nầy theo để công:
http://caodaigiaoly.free.fr/HinhThienNhanDanTDQN_1.jpg
Khung nầy treo trên tường:
http://caodaigiaoly.free.fr/HinhThienNhanDanTDQN_2.jpg
Thiên Nhãn treo ngay chỗ trống chừa để treo Thiên Nhãn Hồng Từ (Vẽ theo hình mẫu tại Thiên Bàn nhà Đức Cao Đài Sư Phụ tại Tỉnh Long An, do bác Tám Lê Ngọc Cẩn, chủ Đàn Thánh Đức Qui Nguyên và người thợ vẽ sao lại)
http://caodaigiaoly.free.fr/ThienNhanDTDQNVL_01.jpg
Thiên Nhãn Hồng Oai (có tia sáng chiếu ra từ Thiên Nhãn, do Thánh Đức Tổ Đình Cần Thơ khăn trắng (CMZZVV) và các Đàn CMVVTT khăn đen vẽ, treo thượng tượng):
http://caodaigiaoly.free.fr/ThienNhanHongOai.jpg
Tùy ai thích Thiên Nhãn nào thì thỉnh hay in ra mà thượng tượng.
Tại tư gia của chư hành giả tu theo bửu pháp độc nhất vô nhị Chiếu Minh Vô Vi Tam Thanh (khăn đen) thì không có treo khuôn hình Thập Địa Tiên phía sau Bàn Hội Đồng, bên trái nhìn vào. Tại Đàn thì mới treo khuôn hình Thập Địa Tiên. (hàng chữ màu đen nền đỏ bên trên là: Ai giả mạo thì bị : (bốn chữ Nho =>) là Thập Địa Tiên (hiểu ngầm là trừng trị), tu thiệt là phải làm việc giúp đời trả nợ cũ, kiếm tiền nuôi gia đình, dành thì giờ công phu tứ thời, người chỉ kiểu thế nào thì hành y vậy (TU DỐT: chỉ sao hành vậy, ra vô nên chừa), không sửa đổi và phải kính trọng người chỉ kiểu, noi gương Đức Cao Đài Sư Phụ là "nhất hào bất phạm": một cắc không nhận của ai, không công phu đầy đủ tứ thời, không lo làm việc để sống mà ăn của bá tánh thì thiếu thêm nợ thế gian (công quả là trả nợ tiền khiên), nếu được "Nhà Nước" (hay lãnh lương của Chính phủ như ở Âu Châu: Có vị linh mục nào muốn tu theo Chiếu Minh thì phải xin hưu trí, không lãnh lương nữa, như ở VN có vài vị) Mặt Trận hay Đảng hay Sở Tài Chánh phát lương hay cung cấp tiền để tu gọi là "quốc doanh" (như các nhà sư Trung Quốc) là tu giả mạo: thì bị Thập Địa Tiên trừng trị, Thần Hộ Pháp hay Địa (Táo: có 3 vị) ghi chép hằng ngày, nếu đủ 3 hiệp Tâm Không, pháp luân đầy đủ thì mới được ghi là một thời. Nếu ban ngày bận đi đâu, kẹt giờ giấc thì giờ Dần công phu bù (4 tới 5 giờ sáng, Nhị Bộ thì tưỏng ngay huyệt đạo như giờ Tí, giờ Mẹo công phu như bình thường, cúng hay TRÌNH với Cao Đài Sư Phụ, có vị Hộ Pháp chứng và ghi sổ công phu. Bàn Hộ Pháp có hình chữ thập đử Âm (gạch nằm) và Dương (gạch đứng) tượng trung Bàn Thờ nầy là Hậu Thiên = Đàn Linh Bửu thì chữ Thập gạch xổ đứng dài hôn gâch ngang, còn Đàn khác thì chữ thập vuông (??? vì không có cơ bút nên chưa trình hỏi Đức Cao Đài Sư Phụ như thế nào mới đúng?, như vậy trong phòng thiền có đủ Tam Tài: Bàn thờ chánh có:
1) Thiên Bàn: Tiên THIÊN (bàn thờ cao hơn) + Hậu Thiên là Bàn Hội Đồng (thấp hơn) hay chính Tiểu Thiên Địa hành giả.
2) Ngồi công phu ở ghế hay ngồi trên Bồ Đoàn là NHƠN.
3) Bàn Hộ Pháp là ĐỊA,
Trong nhiều Đàn cơ tại Đàn Thánh Đức Qui Nguyên THẦY luôn nhắc khăn đen là Huyền Khí là toàn DƯƠNG, còn khăn trắng như nơi khác  là toàn Âm, vậy mà không ai chịu nhuộm khăn đóng lại màu đen.
Thiên Bàn tại Thánh Đức Tổ Đình thì cứ sửa hai cây đèn đem vào trong ngang với Lư Hương và chư vị nơi đó gọi là "Đạo chuyển", khăn trắng gọi là "Đạo thành", Thánh giáo Đàn Thánh Đức Qui Nguyên còn 90 cuốn mà ít ai ở Cần Thơ đến thỉnh, vì có vị đọc thánh giáo bên trong thấy THẦY có rầy về khăn trắng và Thiên Bàn sai chơn truyền, sợ mích lòng các Anh Lớn nên không vâng lời THẦY và có vị cho là cơ bút giả.
Tại Thánh Tịnh của Giáo sư Trường ở Phú Yên (có HH Thiện Ngộ + HT Minh Hoà) đội khăn trắng vì ở Miền Trung thì đội khăn trắng (Đây một bí mật mà năm 1945 THẦY cứu cho khỏi bị tàn sát đó!
Tại Quảng Ngãi thì gần 3.000 tín đồ Cao Đàii đội khăn đen (Phái Tây Ninh) bị H C Minh ra lệnh tàn sát hết (lệnh có 4 chữ: "Cao Đài tận sát" do thủ bút của H C M viết và ký tên. Đức Cao Triều Phát xin tha và HCM vị lòng nên ra lệnh cho PVD,...vào Quảng Ngãi đổ tội cho địa phương làm sai (Bửu Râu).
GS Trường  được Đức CG TTCMGT Bùi Hà Thanh chỉ pháp , còn HH Thiện Ngộ + HT Minh Hoà tu theo pháp từ CMGT cũng do Đức CG Bùi Hà Thanh truyền khi ngài ra viếng Phú Yên, đáng lẽ đội khăn đóng đen hay khi được phong thì đội khăn đóng màu vàng lợt (GSTâm Pháp, Đạo trưởng, Đại sư) . Tại CMGT thì bàn thờ không giống CMVVTT, có thờ Phật, Chúa, Đức CG Bùi Hà Thanh, Bùi Trí Dũng... vì theo tôn ý của cố CG BTD là truyến pháp cho chư Hồng Y, Linh Mục, Mục sư... và gom vạn pháp thành có 3 cuốn gọi là "Tam Tạng Kinh", chư vị tu mà không siêng năng thì tu cũng được (ngồi trong mùng công phu chứ không lên trước Thiên Bàn luyện Đạo) - Một vị thọ pháp do Đức CG Bùi Liên Chi, về Vũng Tàu cũng có bàn thờ hơi khác với CMVVTT, Thiên Nhãn sát vách tường chứ không nghiêng ra 45 độ, có cúng lễ rất nhiều như bên Phổ Độ dù có công phu Văn Hỏa và Võ Hỏa theo CMGT. Thật là "thập nhơn bách ý". Sỡ dĩ CMGT khác với CMVVTT là vì CMGT do Đức Di Lạc ban Sắc Lệnh cho Đức CG Bùi Hà Thanh là phải tận độ cả hóa căn (ăn chay 10 ngày đổ lên được truyền pháp), ai tu đến cấp 3 thì có thể xin keo hành theo CMVVTT.
Đàn LB và TĐQN có đi các Đàn CMVVTT phân phát thánh giáo QUI TÔNG, trao tận tay, xin ý kiến đóng góp cho CƠ QUI TÔNG, nhưng không có ai có ý kiến nào cả, không ai bằng lòng họp chung học hỏi nhau, mà mạnh ai nấy công phu theo Đàn nội.
Mong sao mọi người cùng thực hành theo thánh Ý THẦY càng sớm càng tốt, vì khi trái đất đổi trục thì kể như xong kết thúc Hạ Nguơn rồi.
Ai tu thế nào thì sẽ đắc theo tam công hoàn mãn xong.





 

updated   22:57 Uhr  26. 2. 2011  Bad Aibling, Germany 
Webmaster: Hà Phước Thảo 


 






Số độc giả bấm trang nầy đọc đến hôm nay :