Germany                     English          Nhạc   Thơ          Tin Tức          Video          Francais             THU  VIEN 1      3    4   5

 Trích thánh giáo và Cao Đài Tự Điển để tìm hiểu viêc ăn chay những thứ nào?                                      

                                       TIÊN THIÊN
HẬU THIÊN




                                                                                                      Thầy giải về hai chữ: CƠ NGẪU

Thi:
ÐẠI-Thừa Chơn-Giáo chuyển Càn-Khôn,
ÐỨC hoá vạn-linh độ xác hồn,
CAO-thượng tâm-truyền cơ xuất thế,
TIÊN-Thiên phản bổn vĩnh an tồn.
Thầy mừng chư đệ-tử kim đàn nam nữ đẳng đẳng.  Thầy ban ơn lành cho các con.
Thi:
ÐẠI hóa âm dương sản Ðạo mầu,
THỪA ân đức cả độ năm châu,
CHƠN truyền tâm-pháp tu đơn tánh,
GIÁO dục cơ quan pháp nhiệm mầu.
Thầy giải về hai chữ: CƠ NGẪU.

là chiếc hay lẽ, còn NGẪU là đôi hay cặpÐối với Vũ-Trụ thì CƠ là Tiên-Thiên, thuộc dương, còn NGẪU là Hậu-Thiên, thuộc âm
Vậy thì Thái-Cực là CƠ,
âm-dương là NGẪU
.  Còn đối với người thì phần hồn là Cơ còn phần xác là Ngẫu, là vì phần hồn là nhứt điểm linh-quang của ngôi
Thái-Cực, còn phần xác lại do bởi âm dương cấu tạo mà hóa sanh, cho nên Cơ Ngẫu phải hợp thành mới luyện phanh trở nên Tiên,
Thánh, Phật đặng.
Thầy giờ hôm nay, vì lòng từ-bi, thương xót cả sanh linh nên phải hạ mình ban truyền Ðạo-đức.
Thầy lấy làm thương tiếc cho đoàn sanh chúng đã gặp thời kỳ Ðại-Ðạo chấn hưng phục nhứt, phổ thông chơn truyền độ rỗi nguyên-căn
phục hồi cựu vị; nhưng phần nhiều vì bị mang xác thịt nặng nề, khí Hậu-Thiên đè ép làm cho lu-lờ điểm tánh chí thiện, chí linh, rồi chỉ
quanh-quẩn theo trần-thế, luyến-ái dục-tình, mê say mùi đỉnh chung lợi lộc mà xa con đường "Trung Tâm Ðạo" .  Cứ mãi đeo mang lấy
thói thấp thường, chuộng cái hư danh giả trá, toan lòng độc ác, chém giết lẫn nhau vì phân màu da, nước tóc, chỗ ở, miếng ăn, chớ
không đem bổn phận làm người đối với nhơn quần xã hội.  Càng ngày càng xa đường Thiên-lý, bỏ hết sự tự-nhiên thanh-tịnh vô-vi mà
mãi đắm say về thực tế.  Ðiểm linh-hồn phải chịu dưới quyền hành của nhơn-dục khiến sai làm cho càng ngày càng tối-tăm mù-mịt thì
mong chi thoát khỏi trầm-luân nơi biển khổ được.
Vậy chư đệ-tử về phái bí-pháp tâm-truyền Tiên-Thiên Ðại-Ðạo phải vâng Thiên-mạng hành-chánh cho hợp lý Thiên-nhiên.
*  *  *
Thầy giải sơ về phần "TRỪU-TƯỢNG VÔ-VI"
Trước khi chưa phân định Âm Dương, Càn-Khôn Thế Giới thì trong thời kỳ ấy, khí hồng-mông đương hỗn-độn mờ mờ, mịt-mịt, lặng-lẽ
vô-vi, thanh trược hỗn hiệp, thì kêu là: Tiên-Thiên hư vô chi khí.
Trong khí hư-vô ấy lại phát hiện ra một vòng đại quang minh là Thái-Cực, đó kêu rằng Vô-Cực một vòng O sanh Thái-Cực (không mà có).
Rồi vòng hư vô ấy nó lại có một điểm trung tâm O thì Thái-Cực là Cơ, mà hễ Cơ là lẽ.  Ðã lẽ thì làm sao mà hóa sanh để tạo thành
Càn-Khôn Thế-Giới, vạn vật muôn loài, côn-trùng thảo-mộc, thủy tú sơn xuyên, nên cái lý đơn nhứt ấy mới phóng ra một vầng
quang minh phân định:  Khí khinh thanh thượng phù giả vi Thiên, khí trọng trược ngưng giáng giả vi Ðịa.  Khí nhẹ nhàng bay bổng lên,
làm ngôi Càn (   
     ).  Càn là Thiên tức là: Nhứt dương chi khí.  Khí nặng nề ngưng giáng xuống làm Khôn (            ).  Khôn là Ðịa, nhứt âm chi khí.
Cái năng lực mạnh bạo của khí âm dương vần-vần quanh lộn, lăn tròn, đun đẩy nhau trong khoảng không gian.  Khí dương động,
âm tịnh.  Âm thì đứng một chỗ, còn dương thì bao quát Càn-Khôn.
Ðức Thái-Cực mới vận hành khí chơn-dương hiệp cùng khí âm (âm dương là Cơ với Ngẫu).  Khí âm dương hỗn hiệp nhau, đụng
chạm mà hóa-hóa sanh-sanh là do trong chỗ điều-hòa, tương-ứng tương-cảm, huân-chưng đầm-ấm mới tạo thành nghìn giống
muôn vẻ, thiên hình vạn trạng.  Khí âm dương bắt đầu sanh hóa ra muôn loài vạn vật, muôn loài vạn vật cứ hóa sanh mãi mãi,
đời nọ sang đời kia không bao giờ ngưng nghỉ.  Ðó là một sanh hai, hai sanh ba, ba sanh vạn vật, nhưng vạn vật cũng phải quày
đầu về một, là vì  "Nhứt bổn tán vạn thù, vạn thù qui nhứt bổn".
Cơ siêu phàm nhập Thánh là lẽ tự-nhiên, pháp nhiệm, nó luống vận hành châu lưu trong Càn-Khôn Thế Giới mà dưỡng dục
muôn loài, bảo tồn vạn vật.
Cái lý Thái-Cực là lý đơn-nhứt, cầm quyền sanh-hóa thống chưởng Càn-Khôn.
Âm dương là cái pháp nhiệm-mầu, sâu kín Thiên-cơ.  Có câu: "Nhứt âm nhứt dương chi vi Ðạo".  Âm dương ấy hiệp nhứt thì phát
khởi Càn-Khôn.  Khí âm cướp một phần chơn dương của ngôi Kiền, Kiền mới hóa ra Ly (Ly là Thái Dương: mặt Nhựt).  Khôn đặng
chơn dương biến thành Khảm (khảm là thái Âm: mặt Nguyệt).

Trong âm ấy có lẫn lộn một phần chơn dương mới lững đững thăng lên là nhờ huyền-khí.  Kiền mất một hào dương mà lẫn lộn phần
âm vào nên bị khí âm nó trầm xuống thành Càn lìa ngôi mà Khôn thất vị.  Tiên-Thiên mới biến Hậu Thiên.  Hà Ðồ phải hóa Lạc Thơ,
gọi rằng "Tứ cá âm dương cọng thành Bát-Quái".  Âm dương ấy có khi động khi tịnh, lúc giáng hồi thăng mà dưỡng dục muôn
loài vạn vật.
Cái khí Tiên-Thiên sanh hóa là nhờ khí hạo-nhiên nuôi nấng nó.  Về phần vô hình, lấy mắt phàm, trí tục mà so sánh, đo lường,
dòm ngó sao cho thấu đáo.
Tiên-Thiên Cơ-Ngẫu thuộc về thanh khí nhẹ nhàng, như cỏ cây hoa quả.
Những loài hoa quả, thảo mộc, lấy hột mà gieo thì mọc lên.  Nó nhờ cái khí chất Tiên-Thiên, Hậu-Thiên của nó hấp thụ trong không
khí mà càng ngày càng cao lớn, trổ trái đơm hoa.
Vậy cái pháp Ðạo của tâm-truyền cũng dùng âm dương mà tạo thành Phật-tử.  Còn hoa quả, thảo mộc lại hấp thụ khí âm dương
của Trời Ðất mà sống mãi, nên người tu hành phải cần ăn thảo mộc cho có khí chất nhẹ-nhàng, chớ nếu ăn mặn, bị cơ-ngẫu Hậu-Thiên
(đực cái lấy nhau) nên do ở khí chất nặng nề, trọng trược hóa sanh ra thì người tu-hành dùng nó ắt luyện Ðạo bị âm-khí Hậu-Thiên
mà chơn-thần mờ-ám, không xuất ra khỏi thân, các đệ-tử khá biết à!

Thi:
Tiên-Thiên Cơ-Ngẫu pháp tâm-truyền,
Chỉ giáo diệu-huyền hóa Thánh, Tiên,
Sanh sản Thánh, phàm đồng nhứt lý,
Luyện tu LY đủ phản ngôi KIỀN.
Thầy ban ơn các con.   Thầy thăng.

_____________________________________________________________________________________________________________________
GIẢI THÍCH theo Cao Đài Tự Điển của Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng bút hiệu ÐỨC NGUYÊN, Úc Châu.

Tiên Thiên - Hậu Thiên:

  • 先天 - 後天

  • A: Ante-Creation - Post-Creation.

  • P: Ante-Création - Post-Création.

Tiên: trước, đời trước, tổ tiên, người đã chết. Hậu: sau. Thiên: Trời.

Tiên Thiên là thời kỳ trước khi tạo dựng Trời Đất.

Hậu Thiên là thời kỳ sau khi tạo dựng Trời Đất.

Theo Vũ trụ quan của Đạo Cao Đài, thuở chưa có Trời Đất, tức là chưa có CKVT, trong khoảng
không gian bao la có một chất khí Hồng Mông Hỗn Độn, gọi là Hư Vô chi Khí, Nho giáo gọi là
Vô Cực, Lão giáo gọi là Đạo, khí ấy mịt mịt mù mù, thanh trược lộn lạo.

Lần lần khí ấy ngưng tụ lại, rồi nổ ra một tiếng thật lớn, tạo ra một khối Đại Linh Quang chiếu diệu
khắp không gian. Nho giáo gọi khối ấy là Thái Cực, khối ấy chính là Đại Hồn của Vũ Trụ, nên cũng
gọi là Thái Cực Thánh Hoàng hay Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Khối ấy trọn lành trọn tốt, toàn tri toàn năng, thiên biến vạn hóa, là nguyên lý đầu tiên duy nhứt,
tuyệt đối.

Đấng Thái Cực Thánh Hoàng vận dụng Thái Cực để phân ra thành hai khí gọi là Lưỡng Nghi:
Nghi Dương và Nghi Âm, cũng gọi là: Dương quang và Âm quang.

Hai khí Âm Dương ấy xoay chuyển không ngừng, càng lúc càng nhanh, gây ra tiếng nổ dữ dội,
để Âm Dương kết hợp, tạo thành vật chất, bắn phá ra chung quanh các khối vật chất lớn làm thành
các quả tinh cầu và trái đất. Lúc ấy mới bắt đầu có Càn Khôn Vũ Trụ với hình thể hữu vi vật chất,
và sau đó lần lần xuất hiện các loài sinh vật trên các quả địa cầu.

VÔ CỰC Thái Cực Lưỡng Nghi trục thời gian
Hồng Mông -Hỗn Độn
Hư Vô chi Khí
Tiên Thiên Hậu Thiên  
Vô thỉ   Hữu thỉ  

Thời kỳ từ Vô Cực qua Thái Cực, đến khi có Lưỡng Nghi Âm Dương, tức là thời kỳ trước khi có Trời Đất,
gọi là Tiên Thiên. Thời kỳ nầy còn ở trạng thái vô vi vô hình.

Khí Hư Vô nầy không có nguồn gốc, nên thời kỳ nầy cũng được gọi là thời Vô thỉ (Thỉ hay Thủy là bắt đầu).

Thời kỳ từ khi có Lưỡng Nghi Âm Dương, tức là có phân định Trời Đất, tạo hóa các tinh cầu, các trái đất,
rồi hóa sanh vạn vật, được gọi là thời Hậu Thiên, thuộc về hữu hình sắc tướng.

Vạn vật đều có nguồn gốc là Lưỡng Nghi Âm Dương, nên thời kỳ Hậu Thiên còn được gọi là thời Hữu thỉ,
đối ngược với thời Vô thỉ thuộc Tiên Thiên.
___________________________________________________________________________________________

Giải thích thêm:

Không phải ăn trái cây mới hái là Tiên Thiên, nấu chín là Hậu Thiên. Nấu chung với thịt là Hậu Thiên thì đúng hơn.
TIÊN THIÊN: Những nguyên tử khi tạo lập Vũ Trụ đầu tiên : Nhựt, Nguyệt, Tinh. Thảo mộc là Tiên Thiên vì do nguyên tử Tiên Thiên
tạo thành, chưa có cá tánh riêng, cảm giác riêng. Hậu Thiên như cây ăn thịt người, ăn thịt sinh vật bò vào bông thì bông cử động phun
thuốc mê rồi hút thịt con vật. Rau cải, lá cây non ăn được, cũ, trái, hột, ngũ cốc... do Tiên Thiên Khi tạo ra mà thảo mộc chưa có linh hồn
và giác hồn. Chỉ có cái Vía cảm nhận được tần số của loài người: Thí dụ săn sóc hoa hồng thì nó tươi đẹp honn khi chửi cây hồng bên
cạnh sẽ ủ rũ xấu đi. Ăn rau cải, trái cây, ngũ cốc... là thọ khí Tiên Thiên, thanh nhẹ, trong sạch. Khi ngắt cọng rau thì cọng rau sanh
thêm nhánh um tùm chớ không chết. Người hái rau ăn không mang tội sát sanh thảo mộc.

HẬU THIÊN: Những sinh vật bò, bay, máy, cựa có giác hồn hay cảm giác đau đớn khi đánh đập hay cắt cổ nó ăn thịt. Đức Thượng Đế
(hay Chúa) ngự trong vạn vật... kể cả cục đá và cục đá đang sống vì các nguyên tử có các Proton va Electron chay quanh nguyên tử.
Nếu bỏ đá vôi vào acide thì nó chết vì Calcium biến thành Nitrat hay carbonat. Chúa Tể Càn Khôn ngự đâu mà loài người giết con vật
tức là giết Chúa vậy! Người thợ săn bắn con cọp, nhưng dạn lép thì nó chụp thợ săn ăn thịt. Thật công bằng. ập con rắn mà không
mang giàu cao cổ, nó mổ vào chân tiêm nọc đọc để trả thù và người đập rắn phải chết. Nhưng con heo, con bò, con dê, con gà...đâu
có móng vuốt để bảo vệ sự sống của nó ( bản năng tự vệ = instinct de conservation) nên lúc bị đâm họng hay đập búa vào đầu bò thì
con bò rống lên tiết độc chất để trả thù khi đồ tể hay ai nă thịt nó, sẽ bị bệnh UNG THƯ vì tế bào của con vật tạo ra tế bào ung thư,
còn thêm điện magnetique do tánh tình con vật t1ưc cái Vía nó tạo ra trong hệ thống dây thnầ kinh la sợ, t1ưc giận, hận, heo nọc, hải
cẩu hay dê đực thì có hormone dâm dục làm cho ngưiờ ăn ham sắc dục sẽ ch1êt lần vì hao tinh và ngưiờ dâm dục viớ vợ không mục đích
kiếm con nối dõi đ ểcho Tinh Trùng chết ngoài âm đạo của vợ hay trong bao Condom. Số tinh trùng nầy tính mỗi lần là hằng trăm,
tính theo thánh và năm, mười năm... là hhàng triệu sinh linh muốn đầu thai mà không đươc theo  ý muốn. Nếu có mục đích sanh con
(Thiên Ý) thì những tinh trùng hay con người còn trong tế bào sống sẽ lên Nghiệt Cảnh Đài lúc cha nó chết để kiện là giết nó. Phiên Tòa
trên Thiên Đình phạt tội phải xnống Địa Ngục, người cha tương lai của hằng triệu người đnứg hầu Tòa cãi lại, nói: "Tôi đâu có giết
ngơời hay giết con!" Hai vị Nam Tào và Bắc Đẩu cho cảnh sát quay phim ở dưới trần (giống như cảnh sát núp dọc đường bắn tốc độ
xe chạy nhanh vậy) cho bị can xem. Tới chừng thấy hắn đang giao cấu trên giường không biết bao nhiêu lần và tinh trùng bị chết không
biết bao nhiêu (như đám người kiện ngồi đầy Tòa Án. Bấy giờ tội phạm nhơn danh là cha của đám người kiện mới nhận tội. Xin quí
vị xem Thánh Ngnô Hiệp Tuyển Quyển II, Phần Ngũ giơi cấm, riêng về Tội Dâm Dục có thêm tội sát sanh mà các Tôn giáo xưa chưa
giải thích rõ như thánh giáo của Đức Thượng Đế dạy trong Đạo Cao Đài.


1. Bất Sát sanh,
tức là Nhân.
2. Bất Du đạo,
tức là Nghĩa.
3. Bất Tà dâm,
tức là Lễ.
4. Bất Tửu nhục,
tức là Trí.
5. Bất Vọng ngữ,
tức là Tín.

Đối với Phật giáo, đây là năm điều răn cấm mà người cư sĩ tu tại gia phải gìn giữ.

Trong Tứ thập nhị chương kinh có nói rằng: Đem đồ ăn dâng cho một ngàn người hiền, cái phước không bằng đem đồ ăn dâng cho một
người trì Ngũ giới.

Do đó, Ngũ giới cấm rất là quan trọng. Người không giữ được Ngũ giới cấm thì không thể gọi là người tu hành.

"Mà tại sao Thầy lại buộc các con luyện đạo đều phải giữ tròn Ngũ giới cấm? Tại phép luyện đơn không phải dễ. Nếu các con phạm
qui điều, không giữ giới thì không bao giờ các con tu đắc quả đặng.

Sự ăn chay là bổ cho Tiên Thiên, còn ăn mặn lại bổ cho Hậu Thiên. Các con nếu ăn mặn mà luyện đạo thì chơn thần bị khí Hậu Thiên
làm cho nhơ bẩn nặng nề, khó thể xuất ra cho khỏi vùng trung giới được.

Còn sự dâm dục là một điều quan hệ nhứt cho người tu. Thầy đã nói một nhểu tinh dịch của các con tức là một khối tinh thần, nên nếu
các con để nó chảy lọt ra ngoài chừng trong một nhểu thì cũng đủ cho các con phải hư hại đến hình hài thể phách rồi. Huống chi mấy
nhểu tinh rớt lọt ra đó là mấy điểm Tiểu linh quang. Sau, các con chết, chúng nó sẽ kéo đến Nghiệt Đài mà bắt thường Thiên mạng.

Cười . . . Các con phải biết Thiên mạng chớ không phải là Nhơn mạng đâu nghe!" (ĐTCG)

_________________________________________________________________________________________________________________________________________

GHI CHÚ: Ăn  thức ăn gì thuộc Tiên Thiên? thức ăn gì thuộc Hậu Thiên?
                                  THI:
          Sữa ngọt, bơ béo ngon lành,
    Quen ăn nên bỏ không đành ai ơi!
          Xin keo THẦY cho pháp rồi,
    Rán tu cho kịp đúng thời mạt Nguơn.
          Margarine bơ vegetable ngon hơn,
   Sữa đậu nành béo mua còn rẽ hơn.
          Bánh  ngon bơ béo, ngọt hơn,
   Ăn vào nặng trược, thân còn Hậu Thiên.
         Trược nhập thì bị bệnh liền,
   Công phu : hết bệnh, Phật , Tiên chúc mừng.

Đức Ngô Minh Chiêu lúc sanh tiền  khi tu luyện theo bửu pháp CHIẾU MINH thì ngài ăn uống rất kỹ không ăn những thứ gì thuộc Âm và ngài thường chọn thức ăn Dương. Hồi xưa bánh kẹo rất đơn giản bằng đường mía, đường thẻ, chuối Xiêm, chuối ngự và ngài ăn  tráng miệng rất giản dị như đường thẻ, chuối. Chư vị hành giả Chiếu Minh  qui liễu đắc Đạo xưng danh bằng 4 chữ đầu trong 4 câu thi thất ngôn  tứ tuyệt và sau đó khuyên chư đệ, muội  nên chôn thức ăn để có đủ chất bổ, sống để lo luyện Lim Thân, tránh bịnh hoạn và tránh bị nhiễm trược với thức ăn Hậu Thiên, nghĩa là những thực phẩm do loài vật cung cấp thì thuộc Hậu Thiên trọng trược, dù không ăn  xác thú sát sanh hay cộng nghiệp sát sanh như lúc chưa zu luyện, nhưng khi uống sửa bò là nhận vào Tiểu Thiên Địa Hậu Thiên trong trược, lúc công phu thì thấy trược ra như khi vận động NHÚT BỘ mạnh dạng thì dù Mùa Đông hay ở Việt Nam vào lúc Tết cũng lạnh thì khi công phu thấy saư lưng bên ngoài Thận Thủy rượm mồ hôi hơi tanh, đó là trược của Hậu Thiên khi có ai mời uống cà phê sữa bò (ngày nay thì các tiêm ăn chay có sữa đậu nành, bột các thứ đậu pha cà phrr uống cũng ngon vậy! Khi ăn cơm hay ăn sáng với bánh mì thì thói quen trét bơ và ăn phó mách ( Cheese = fromage = Käser) nên còn thèm, nhưng những vật thực nầy thuộc Hậu Thiên, vì do sữa từ vú con bò nặn ra, người ta dùng sữa bò làm  cheese và đánh với mỡ làm thành bơ và Hậu Thiên trọng trược làm cho công cán cực nhọc lúc công phu kể như têu tan hết. Công phu là khử trược lưu thanh mà hằng ngày ăn uống trọng trược thì hóa thành trược trọng như cũ. Nhiều thứ bánh ngày nay làm bằng hột gà, bơ thì lúc ở nhà nên tránh ăn những thứ nầy, khi được ai mời ăn báng ngọt, bánh bông lan hột gà, các thứ bánh có hột gà, mì gói có hột gà mà ăn nhiều hay ăn thường ngày là đem trrược Hậu Thiên vào Tiểu Thiên Địa. Còn mật ong thì sao? Cũng là Hậu Thiên, nhưng không trọng trượv như sữa, bơ, còn con ong tuy nhỏ mà nó hút mật bông hoa vào bụng, về đến ổ nhả ra, cho nên những thức ăn có mật cũng thuộc Hậu Thiên. Khi tu rồi thì nên ít giao thiệp với người không tu hay còn ăn chay 10 ngày. Cũng không nên cho sang máu khi bị thương vì một vị tu 30 năm ăn chay trường mà khi bị thương gãy tay, máu ra nhiều, Bác sĩ cho vô máu của người ăn mân thì bệnh nhân kể như ăn mặn lại vậy. Khi bệnh mà thuốc tể có vò với mật ong thì sao? Cũng bị nhiễm trược chút ít, nhưng không đến nỗi bằng sữa, bơ, Ở Mỷ có bơ bằng đạu phộng cũng ngon vậy!! Cái trược nguy hiểm hơn là đến nhà bảo sanh, đến đáng tang khi chưa liệm, gần người miớ sanh ( con gái ruột mình sanh thì có thăm không?). Mẹ mình hay vợ mình chtế thì không đứng gần , không vuốt mắt sao?) Việc nầy theo Nhơn đạo thì phải làm, nhưng chiếu đó tắm nước nóng pha rượu cúng, thoa muối cùng mình, tắm xà bông lại bình thường, lúc giớ Ti công phu Nhứt bộ hay Nhị Bộ vận động mạnh hơn ngày thường. Có đi đám táng thì đừng ăn gì, về sớm sau khi phúng điếu, không được uống trà, vì trà hút trược của xác chết để gần, u2ống trà là uống trược của xác chết.
Một điều rất quan trọng là ở Việt Nam không có nhiều phòng ngủ, người tu Chiếu Minh phải ngủ ngồi, nhưng có người tu lâu mà chưa ngủ ngồi, có khi dỗ cháu ngủ và sợ nó té, nằm ngủ chung mùng với nó, như vậy lúc 2 người ngủ thì cái trược của đứa cháu nhập vào Tiểu Thiên Địa của người tu, khi thức dậy sẽ bần thần khó chịu, có khi bệnh. LĐi xe  Bus ( buýt = xe đò mà ngồi chật, đấn gần đám đông người toàn là ăn mặn, đi dự Lễ ở thánh thất, chùa, nhà thờ, buổi Lễ hay xem Cinéma, movie, theater... thì lúc về nhà thế nào cũng bị nhiễm trược, khó chịu, có khi bệnh. Người tu thì hiểu ăn để có chất bổ, dĩ nhiên khi đói thì ăn ngon dù tương, rau, tàu hủ đạm bạc, chứ cái lưỡi là nút máy chém, hai hàm răng là gươm của máy chém, chếm đầu từ nhỏ đến lúc tu đã mấy chục ngàn con thú rồi và có cộng nghiệp với đoề tể, ngưới bán thịt, chủ nhà hàng chia nhau tội sát sanh. Lúc tôi và Hiền Huynh Nguyễn Văn Thảo qua Pháp thăm ạo trưởng Chí Tín, đi phố bằng xe buýt (Bus) đông người đứng chứ không ngồi thì người thì hôi nách đúng gần, người nói chuyện hơi hôi tỏi, người bệnh đi nhà thương... làm cho chúng tôi thấy bị trược nhập ngay, Về nhà Đạo trưởng Chí >Tín nói nhức đầu, mệt mỏ, chnúg tôi cũng vậy... và khi công phu thì du trời lạnh mà mồ hôi rịn ra ở hai Thận Thủy, khi tắm nước nóng thì khoẻ lại. Đây là kinh nghiệm của người tu thiền luyện Đạo. Kính xin ghi vào trang nầy để chư Hiền Hữu biết mà tránh bị trược nhập.
                                                                                                                                                                                                                              Hà Phước Thảo

free web counter


THƯ VIỆN CAO ĐÀI ĐẠI ĐẠO

Das wohltemperierte Klavier (Johann Sebastian Bach)

BPanther 206 videos