Đàn
HÀ THANH Tuất Thời
10.04.AL.86.
THỦY-HỎA- KÝ- TẾ
Chim
Loan Cộng Mạng
Hạc
Phủ Linh Qui
HÀ THANH CHƯỞNG GIÁO

Thầy mừng các con,
các môn đồ đệ tử.
Trần gian là
cõi tạm, là trường tiến hóa của Chư Linh. Tất cả
chúng sanh đến cõi trần này học hỏi, tiến
hóa, xong cuộc rồi trở lại quê hương, là chốn
Đào Nguyên cảnh cũ.
Chốn ấy thật là
Chơn Cảnh Cựu Bang, là chỗ an nhàn tự tại, là
lúc mà các con công thành viên
mãn, sự học đã thành công, trở về phục mạng
với Đại Từ Phụ.
Thế gian này
chẳng phải là chỗ ở lâu, sanh
vào đây thì phải ráng lo tu tiến, gắng
hoàn thành trách nhiệm, sứ mạng thành
công mới đặng trở về, bằng mê luyến cảnh này
thì phải đọa lâu ngày, phải lỗi cùng
Thiên Phụ. Không tu thì phải chịu luân hồi,
trầm luân khổ hải. Tóm lại, ai cũng phải tu, vì tu
là bổn phận, là trách nhiệm là sứ mạng phải
hoàn thành, không hoàn thành
thì phải đọa, phạm lỗi thì phải phạt trừng.
Tất cả Chư Linh đều sống
trong khuôn khổ, trong vòng Tạo
Hóa. Thiên Điều kiềm chế, chẳng ai sống ngoài cảnh
ấy. Chúng sanh thảy đều tùng quy Nhứt Luật, thuận thời
nhi tiến để đạt đến phẩm Nhơn. Rồi người phải tu hành để đạt đến
phẩm vị Hiền – Thánh – Tiên – Phật. Các con
khá hiểu rằng đó là lẽ đương nhiên, ai cũng
phải tu phải học để trở về quê xưa cảnh cũ, đúng nghĩa với
câu “ Sanh Tùng Hà Xứ Lai – Tử Hườn Qui Nhứt Bổn”.
Vậy các con khi
đã ý thức được trách nhiệm
của mình rồi thì phải hối hả, bương bả, kíp
kíp lo tu, quay đầu trở lại. Vì sợ trái lời
Nguyện, sợ sai Hồng Thệ, sợ lỗi với Đạo, với Thầy nên khắc cốt
đinh ninh, gắng kiềm Tâm, thành ý, không
dám phút giây xao lãng.
Vậy các con
khá hiểu rằng tu là Báo Hiếu
Đại Từ Phụ, một lòng thương Cha nhớ Mẹ,
nhứt quyết tu
hành, đừng lỡ cuộc Hườn Nguyên Phản Bổn, cho
Thầy – Mẹ thỏa lòng,
các con mới
tròn xong chữ Hiếu.
Bởi vì Tiên
có Phật Tiên, Yêu
Tiên, nên Đại Đạo ngày trước phân rành
Nhị Cơ: Xiển – Triệt. Xiển Giáo riêng độ bậc Nguyên
Nhơn, chọn hàng Đại Căn để làm Phật Tiên.
Còn Triệt
Giáo để độ cầm thú muôn
loài. Đến Hội Phong Thần, Xiển – Triệt cùng tranh đấu .
Thuở mạt Trụ hưng Châu, ai đức cả tài cao thì
thắng, ai tài hèn sức mọn phải bại vong.
Còn bên
Tây Du Dẫn Truyện thì là một
cuộc chiến đấu giữa Phật với Yêu, một cuộc chiến đấu của nội
Tâm để phân biệt Tà – Chánh, dùng Thần
Lực Ngộ Không hàng phục quần ma, Luyện Tinh Hoá
Khí.
Cuối cùng Chơn
Lý bao giờ Chánh cũng thắng
Tà. Tà mạnh nhưng rồi sẽ bại, đó là lẽ
đương nhiên của Trời Đất xưa nay đã định.
Cái lẽ tương khắc
tương sanh, diệt đó để rồi sanh
đó, luật mâu thuẩn Âm – Dương, sự dị đồng Tà
– Chánh, là hai năng lực thúc đẩy Thiên Cơ
vận hành. Một Âm một Dương, một Nhiệt một Hàn
luân chuyển vận hành làm nên Đại Đạo
hoá hoá sanh sanh.
Thầy giải chỗ
Hành Giả lãnh Kinh, A Nan, Ca Diếp
phát Kinh, trên đường đi bị ướt đem phơi, thiếu mất trang
chót, Hành Giả kêu ca đến Phật Tổ, Phật Bảo “Trời
Đất còn thiếu nên Kinh phải thiếu”.
Trời Đất còn
thiếu nên cần hỗ trợ cho nhau, do nơi
cái lý “Độc Dương bất trưởng – Cô Âm bất
sanh”. Một năng lực không thể hoàn thành Đại Đạo.
Âm – Dương hiệp tác Đạo
mới sanh thành, thiếu một trong hai khó thành Đại
Đạo. Kinh báu cũng vậy, Phật không nói hết lời
vì không dám lậu chỗ Thiên Cơ Mật Nhiệm.
Những gì mà Thầy dạy các con đây, có
thể dùng lời mà diễn tả thì Thầy giải, còn
chỗ Thâm Huyền không thể dùng lời thì phải do
chỗ Tâm Cảm Thần Hội.
Đạo nào phải
có bấy nhiêu đâu! Đạo vốn vô cùng
vô tận, không một quyển Kinh nào, không một
Tạng Kinh nào mà nói được đầy đủ cái Diệu
Lý của Đạo. Không ai dám tự hào mình
đã thông suốt hết Yếu Lý Nhiêm Mầu của Tạo
Hoá, vậy thì Kinh
phải thiếu!
Phật vốn dĩ có
nhiều Kinh Báu, ngày xưa Phật giải về Tâm, thuyết
Lăng Nghiêm cho A Nan, giảng Kim Cang với Tu Bồ Đề, diễn Di
Đà cùng Xá Lợi Phất, chuyển Pháp Hoa cho tứ
chúng…
Hầu hết các Kinh
đó xét kỹ cũng chưa Kinh nào hoàn hảo, cũng
chưa đầy đủ
Diệu Thâm đến chỗ tột cùng của Đạo. Ngày nay Cao
Đài Đại Đạo khai
mở, Thầy và các Đấng
dùng Cơ Bút dạy đời thì cũng theo
trình độ nhơn sanh, sự tiến hoá của trào lưu tư
tưởng mà dạy cho phù hợp mỗi mỗi căn cơ. Thầy
minh giải Chơn Kinh cũng chỉ nói một phần diễn đạt cái
lý mầu vi trong vạn
nhất, chớ phải nào Đạo chỉ có bấy nhiêu đâu!
“Cổ Vãng Kim Lai”, từ bây giờ cho đến vạn đại muôn
đời sau sẽ còn có bao
nhiêu Chư Phật, bao nhiêu Thánh Chúa,
Thánh Nhơn ra đời giáo Đạo, thì cũng tuỳ
thời, tuỳ lúc, tuỳ
trình độ tiến hoá của Nhơn sanh, chứ Đại Đạo không
bao giờ cùng,
Kinh Điển không bao giờ hết!
Đạo thiệt vô
cùng
Diệu Lý, dầu bực Đại La Tiên Thiên Bồ
Tát cũng không tri hết nỗi.
Hành Giả
các con tu
hành học hỏi Kinh Điển, Thánh Ngôn rốt rồi
cũng phải tự mình mở trí, Tự Tánh phát
minh, dùng cái
sáng của chính mình để khám phá
Thiên Cơ Mầu Nhiệm. Phải hồi quan phản chiếu, tìm
hiểu nơi Tâm, tự mình Minh Tâm Kiến Tánh mới
gọi
rằng thực học, biết học. Không biết tự mình
khám phá, tự lực tự cường, thì những cái sở
kiến vay mượn trong Kinh
chẳng có giá trị gì!
Thầy minh giải chỗ:
Âm – Dương, Thuỷ –
Hoả.
“Chim Loan Cộng Mạng”
tức “Hạc Phủ Linh Qui”, đó gọi là
“Thuỷ – Hoả Ký Tế”, bởi vì:
- Châu Tước tức
Xích Phụng thuộc về Tâm Hoả chỉ tại
Nam Phương.
- Huyền Võ tức
Thần Qui cư Bắc Hải thuộc về Thận Thủy.
- Tâm với Thận
là Hỏa với Thủy, Thủy - Hỏa hiệp
thành Đơn.
Nguồn của Thủy là
Kim (Phế)
Căn của Hỏa là
Mộc (Can)
Can là chỗ Tụ
Hồn.
Phế là nơi Ẩn
Phách.
Can là Chơn Dương
thuộc Mộc, là Tả Thanh Long.
Phế là Chơn
Âm thuộc Kim, là Hữu Bạch Hổ.
Nếu không
có Mồ Kỷ Thổ (Tỳ) thì Kim khắc Mộc gọi
là Rồng – Cọp giao chiến.
Nay Hành Giả muốn
cho Tứ Tổ Qui Gia, trước phải chủ cái
Tâm, gìn cái Ý, Ý thuộc Thổ, Thổ
là Tỳ, tức thị Trung Ương gọi là Trung Đạo, làm
nhà ở giữa chỗ Tứ Tổ Qui Về, cho Kim với Mộc hòa hảo Phu
– Thê (Phế – Can), ân tình đằm thắm, trước nên
nghĩa Vợ – Chồng sau trở thành Cha – Mẹ, tình ý
mặn nồng, thương yêu hòa ái, Tâm đồng
Ý hiệp sanh được con Trời, Tứ Tổ mừng vui, Thiên Tử
là đây, chỉ ngôi Hoàng Cực.
Ôi! Nhiệm mầu thay
cho cái Đạo! Khi con người đã
đoạn dứt phàm Tâm, ngộ thiên nhiên Tình
Trời – Ý Đất, Tiên Phật trao duyên, mối tình
ấy cùng Thiên - Địa Trường Tồn, chẳng phải như trần gian
tạp cảnh. Còn người trần gian mê luyến tình trần,
lấp che Linh
Tánh, bỏ mất duyên xưa, sắc ma cám dỗ,
phải mất chỗ Bổn Nguyên ấy vậy.
Các con
khá hồi đầu thức tỉnh, sao cho Tứ Tổ Qui Gia,
Triều Ngươn Ngũ Khí, muốn thế phải dày công Luyện
Kỷ, Đoạn Dứt Trần Tình, mới mong hườn đáo Cựu Bang.
Còn chi vui hơn khi Hiển Chứng Thân Vàng,
cùng Thiên – Địa Trường Tồn Vĩnh Kiếp Trường Sanh Bất Tử.
- Hỏi : Chỗ công
phu con muốn vận chuyển hơi thở theo Đồ
Hình Cửu Chuyển (Đường trôn ốc 9 vòng) mà
không biết đúng hay sai?
- Con vận chuyển thế
nào?
- Con lấy một hơi rồi
quán tưởng như hình đồ Thầy dạy.
Nào phải tưởng
mà đặng. Cái Chơn Khí vẫn tự
nhiên nó chuyển luân như vậy, dầu hơi sâu cạn
chẳng đồng, chỗ Huyền Công Diệu Khí có khác
nhau, vòng tròn có lớn nhỏ. Cái tự
nhiên của Đạo, con không thể dùng ý tưởng
mà được, phải để cho được tự nhiên.
Huyền Công Cửu
Chuyển là định số của Khí, lớn thật
lớn cũng là con số 9, nhỏ thật nhỏ cũng là con số 9.
Hình Đồ chỉ là biểu tượng cho cái Lý của
Vô Cực Đồ, một vòng tròn vô thủy vô
chung, nó vốn không có trước sau, cũng không
có hình dạng, không biết nó là bao
lớn, cũng không hiểu nó nhỏ bực nào. Con tưởng 9
vòng là tưởng làm sao? Rồi trụ chỗ nào? Nếu
hành pháp mà còn vọng thì e thất
Chánh!
Phải trong đầy tự
nhiên,
lòng đừng móng vọng, chớ khá hình
dung, không không trống rỗng, để Chơn Khí Tự
Nhiên Lưu Hành.
Tâm Trống
Lòng
Không thì Điển Thiên mới thể hiện vào
trong. Đó là Cơ Tự Đắc.
Trong cuộc tu
hành, tuy Đạo
vốn đồng một thể nhưng Nam, Nữ có khác.
Nam chủ về Thần - Nữ
chủ về Khí.
Mà Khí
thuộc về
Vô Cực, trong chỗ Tịch Huyền Tiên Thiên Chơn
Tịnh Điển, mọi Lý mầu vi đều nằm trong Vô Cực.
Nữ nhơn tu tiến dể tiếp
nhận Hồng
Ân của Kim Mẫu Diêu Trì, nên lòng
thường hay Tịnh, Thiên Đạo tinh tấn, dể tu mà ít bị
khảo đảo.
Con (H.H) vốn có
căn
lành từ nhiều kiếp trước, nay tỏ ngộ Chánh Truyền,
phu phụ cùng tu, ngày sau trở lại Đào
Nguyên, hiển vinh
Thiên Tước. Còn hiện thế nơi trần con cũng như (T)
phải nên cố gắng. Cố gắng từ đây lập chí tu
hành, thoát luân hồi chi khổ. Phải gắng giữ
lòng, Chơn Tâm Thành Ý, thiệt phu phụ
giữ Ý giữ Tình, giữ từng lời nói, khá
gìn cái Đạo cho đặng vuông tròn.
Phải Nhứt Tâm,
phải chiến thắng để vượt qua những thử
thách, vậy con khá nhớ! Rán Luyện Hằng Tâm
vì đó là chủ yếu. Đắc Hằng Tâm rồi
thì Thiên Cơ Tự Chuyển, Trí Huệ tự khai. Các
con khá nhớ, phải tự mình tinh tấn, sốt sắng công
phu. Đạo quí ở chỗ thực hành, chứ không phải do nơi
Lý Thuyết.
Thầy –
thăng.


Trở lại Mục Lục