Thiên thượng Thiên hạ duy ngã độc tôn:

Theo CAO ĐÀI TỰ ĐIỂN :

  •                    天上天下惟我獨尊

Thiên: Ông Trời, từng Trời, cõi Trời. Thiên thượng: trên trời, tức cõi trời. Thiên hạ: dưới trời tức chỉ nhơn loại. Duy: chỉ có. Ngã: Ta. Độc: một mình. Tôn: kính.
Duy Ngã độc tôn:
chỉ có cái Ta là được tôn trọng nhứt.

Tương truyền câu nói trên là của Đức Phật Thích Ca khi Ngài giáng sanh nơi nước Ấn Độ.

Nhiều người hiểu câu nầy theo nghĩa thông thường là: Trên Trời, dưới Trời, chỉ có một mình Ta là tôn kính nhứt.

Vì hiểu như thế nên nhiều người cho rằng Đức Phật quá tự cao tự đại, xem Trời Đất không có ai bằng. Đó là một cái hiểu hết sức sai lầm, hết sức mê muội,
bởi vì Ngài là Phật rồi thì Ngài là bực Đại giác, hiểu rõ mọi lẽ cao siêu huyền bí trong khắp Trời Đất, thì Ngài biết rõ, còn có rất nhiều Đấng cao minh hơn Ngài,
đứng trên Phật vị của Ngài, như Đức A-Di-Đà Phật, Đức Nhiên Đăng Cổ Phật, v.v... thì Ngài không thể thốt lên câu nói tự tôn tự đại như thế, không xứng đáng
với ngôi vị Phật của Ngài.

Như vậy, chúng ta phải hiểu câu nói đó có một ý nghĩa khác hẳn, bởi vì Phật nói về Tâm pháp, ý nghĩa rất cao siêu, do nghĩa của chữ: NGÃ. NGÃ là gì?

Ở đây, Ngã không phải là cái Ta tầm thường thấp kém, mà là cái BẢN NGÃ của mỗi người, là sự CHẤP NGÃ (cố chấp cái Bản Ngã). Cái Bản Ngã ấy, sự
Chấp Ngã ấy nó to lớn lắm, vĩ đại lắm, cho nên hễ có ai khác đụng chạm đến cái Bản Ngã nầy thì nó vùng lên phản ứng quyết liệt, cho rằng chỉ có nó là quan trọng
nhứt, đáng tôn kính nhứt.

Con người vì Chấp Ngã nên coi thường mọi người mọi vật, coi thường cả Trời Phật, nên si mê ám muội, không học hỏi được điều gì nên không tiến hóa được
bước nào, lại gây ra nhiều ác nghiệt tội tình, nên cứ lẩn quẩn trong vòng lục đạo.

Cho nên, Đức Phật Thích Ca nói ra câu ấy là để Phá Chấp, Phá Mê, thố lộ Tâm pháp Thượng thừa.

Người nơi thế gian thường chấp cái Ta Phàm ngã, vì dục vọng trần gian, vì tất cả những cái hư giả phù phiếm, vì lục dục thất tình đeo mang trong xác trần
ô trược, nên phải chìm đắm trong biển khổ muôn đời.

Vì chấp cái Ta Phàm ngã hữu hình nên không thấy được cái Ta Chơn ngã vô hình. Chính cái Chơn ngã nầy mới thật là Ta, vĩnh viễn là Ta, chớ cái Phàm ngã
chỉ là cái Ta giả tạm, vì nó là hữu hình nên hữu hoại, nhiều lắm là trăm năm cũng phải tan rã (gọi là chết). Cái Ta Chơn ngã ấy là gì? Đó là linh hồn, chơn linh,
là Atma, là thần thức, v.v... tùy theo tên gọi của mỗi tôn giáo và mỗi dân tộc.

Khi biết được cái Chơn Ngã báu trọng ấy thì ta mới lo trau giồi cho nó tinh anh, đặng thấy rõ đạo pháp cao siêu mầu nhiệm, để trở về với chơn lý thâm uyên
huyền diệu. Ta sẽ tìm được ta trong cái bổn lai diện mục của ta, trong ánh sáng nhiệm mầu của chơn lý hằng hữu bất biến. Đương nhiên cái ngôi vị cao trọng
nơi cõi thiêng liêng là kết quả.

_________________________________________________________________________________________________________________________

Theo các nhà nghiên cứu Phật học:

Tổ tư vấn báo Giác ngộ giảu thích trong Hỏi đáp Phật pháp :

Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn là câu kệ nổi tiếng được Phật sơ sanh tuyên bố khi Ngài đản sanh. Vào đời, Ngài bước đi bảy bước, ngoảnh mặt nhìn
sáu phương, bước cuối cùng dừng lại, tay chỉ lên trời tay chỉ xuống đất nói rằng “Trên đời, dưới trời, chỉ mình Ta là tôn quý nhất”.


Lời tuyên bố này, được ghi chép lại trong rất nhiều kinh điển thuộc Hán tạng. Theo kinh Trường A Hàm I, “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn. Duy ngã
vi tôn, yếu độ chúng sanh, sanh lão bệnh tử” (Trên trời dưới trời, chỉ mình Ta là tôn quý. Việc cần yếu của Ta là độ chúng sanh thoát ly sanh già bệnh chết –
kinh Đại Bổn Duyên).


Kinh Tu Hành Bản Khởi ghi “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn. Tam giới vi khổ, ngô đương an chi” (Trên trời dưới trời , chỉ có Ta là tôn quý nhất.
Ba cõi đều khổ Ta sẽ làm cho chúng sanh an lạc – Đại Chính tân tu [ĐCTT], T3, tr.463C).


Kinh Thái Tử Thụy Ứng Bản Khởi, quyển thượng chép “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn. Tam giới giai khổ, hà khả lạc giả?” (Trên trời dưới trời,
chỉ có Ta là tôn quý nhất. Ba cõi đều khổ, ai là người có thể đem lại sự an lạc? – ĐCTT, t3, tr.473).


Kinh Phổ Diệu nói “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” (Trên trời dưới trời, Ta là bậc tôn quý của trời và người – ĐCTT, T3, tr.494A). Kinh Dị Xuất
Bồ Tát Bản Khởi thuật “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” (Trên trời dưới trời, bậc tôn quý nhất không ai bằng Ta –ĐCT, T3, tr.618A). Kinh Quá Khứ
Hiện Tại Nhân Quả “Ngã ưu nhất thiết thiên nhan chi trung tối tôn tối thắng. Vô lượng sanh tử ư kim tận hỷ” (Ta, đối với tất cả hàng trời người là bậc tối tôn
tối thắng. Vô lượng sanh tử từ này chấm dứt – ĐCTT, T3, tr.625A). Kinh Phật Bản Hạnh Tập “Thế giản chi trung, ngã vi tối thượng. Ngã tùng kim nhật,
sanh phần dĩ tận” (Ở trong thế gian, Ta là bậc cao nhất.Từ nay, việc sanh tử của Ta đã đoạn tận – ĐCTT, T3, tr.687B). Ngoài ram còn nhiều kinh sử khác
như: Phật Sở Hành Tán (ĐCTT, T4, tr. 1B), Đại Đường Tây Vực ký (q.6), Hữu bộ Tỳ nại da tạp sự (q.20) v.v… đều có thuật lại sự kiện Đản sanh.Tuy có
khác biệt đôi chút về phần cuối kệ tụng này giữa những kinh điển, song đa phần vẫn thống nhất ở phần đầu kệ: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”.


Về ý nghĩ của câu “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” thường được hiệu theo hai phương diện cơ bản như sau:Thứ nhất, tuy có “duy ngã độc tôn”
nhưng hoàn toàn vắng mặt cái ta, chấp ngã vì Ngài đã chứng đắc và thành tựu tuệ giác vô ngã. ở đây, chỉ đơn thuần là khẳng định, xác chứng một sự thật
của người đã thành tựu giải thoát tối hậu. Ngài khẳng định cho chúng sanh trong ba cõi rằng Ngài đã đoạn tận phiền não, hoàn toàn giải thoát, là Bậc thù thắng
nhất, Bậc tôn quý nhất ở thế gian, không có chúng sanh nào có thể sánh với phước đức và trí tuệ của Bậc Như Lai. Duy ngã độc tôn nên được hiểu là Như lai
và giáo pháp của Như Lai là tôn quý bậc nhất, không ai có thể vượt thắng, không gì có thể so sánh. “Một người, này các Tỳ kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất
hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tợ, không có đối phần, không có người ngang bằng, không có đặt ngang bằng,
Bậc tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, Bậc A la hán, Chánh đẳng giác” (Kinh Tăng Chi Bộ I, phẩm một người).


Về một phương diện khác, “duy ngã độc tôn” là một sự khám phá toàn triệt về tự ngã. Vì vô minh, bị trói buộc và sai khiến của tự ngã nên chúng sanh mãi
chìm đắm, trôi lăn trong sáu đường sanh tử. Nên khi thành Đạo, Ngài đã tuyên bố: “Ta lang thang trong vòng luân hồi qua bao kiếp sống, tìm mãi mà không
gặp kẻ làm nhà, nay ta đã gặp ngươi rồi, ngươi không thể làm nhà được nữa. Cột, đòn tay, xà nhà của ngươi đã tan vụn rồi…” (Pháp Cú -154). Kẻ làm nhà
tham ái, chấp ngã xây nên căn nhà ngũ uẩn với chằng chịt phiền não đã bị khám phá và chinh phục.


Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn không hề mang ý nghĩa tự tôn, cao hạ. Ngoài sự khẳng định và xác chứng ủa vị giải thoát tối hậu, sự khám phá và
chinh phục tự ngã đồng thời còn là biểu hiện từ bi vô lượng nhằm độ thoát chúng sanh.

----------------------
Nguồn: Hỏi đáp Phật pháp (Tổ tư vấn báo Giác ngộ)
_________________________________________________________________________________________________________________________

DUY NGÃ ĐỘC TÔN

                                                            Khiêm Cung  sưu tầm

Trong lễ Mộc Dục, nói nôm na là lễ Tắm Phật, chúng ta thấy chùa đặt một tượng Phật Thích Ca sơ sanh, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, đứng trong một cái
chậu nước rắc đầy hoa. Phật tử xếp thành hàng một, lần lượt tiến lên, vừa tụng kinh vừa múc nước tưới lên tượng Phật. Ngài đã nói gì khi  một tay chỉ trời,
một tay chỉ đất ?

Theo Kinh A Hàm, khi đản sanh, Đức Phật đã nói một bài kệ bốn câu như sau:

 Thiên thượng thiên hạ
              Duy ngã độc tôn
              Nhất thiết thế gian
              Sinh lão bệnh tử
             Trên trời dưới đất
             Chỉ ta tôn nhất
            Tất cả thế gian
            Sanh già bệnh chết

Có người hiểu rằng chữ “ngã” là tôi, ta hay mình  ám chỉ Đức Phật, chỉ có Đức Phật là bậc đáng được tôn sùng nhất, vì Ngài đã thoát vòng luân hồi sanh tử,
còn tất cả thế gian vẫn còn bị sanh già bệnh chết khống chế. Khi nói duy ngã độc tôn không có nghĩa là người quá tự phụ. Ngài muốn nói đến cái ngã ở một từng
cấp siêu vượt hơn.

Giáo lý phân biệt bản ngã hay vọng ngã với chơn ngã.

Phàm phu và ngoại đạo cho rằng ngã là chúa tể của cái thân, nó là thường trụ, trường tồn, cho nên sinh ra mê chấp, yêu mến thân mình và cái gì thuộc về
mình, bênh vực cho ý tưởng của mình. Đó là ngã chấp. Thật ra đó là bản ngã hay vọng ngã, thân nầy chỉ là ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) giả hợp.
Có duyên thì tụ, hết duyên thì tan, ở phía sau năm uẩn không tìm thấy có một thực thể nào gọi là « tôi »,« ta » hay ngã trường tồn bất biến.

Theo Phật giáo  thì không có gì trong thế gian là tuyệt đối,mọi sự vật (pháp) đều giới hạn, tương đối và phụ thuộc lẫn nhau. Đó là nguyên tắc của luật Duyên
khởi hay Duyên sinh theo một công thức gồm có 4 dòng :

                                    Cái này có thì cái kia có,
                                  
Cái này sanh thì cái kia sanh,
                                   Cái này không có thì cái kia không có,
                                   Cái này diệt thì cái kia diệt
.

Toàn thể sự sanh tồn và tiếp tục sanh tử hay chấm dứt sanh tử  đều được giải thích theo một chu trình gọi là Duyên khởi gồm 12 yếu tố :

  1. Vô minh duyên (sanh ra) hành (những hoạt động do ý muốn và những tạo tác của nghiệp) ;
  2. Hành duyên thức (sự hiểu biết, phân biệt đối với cảnh);
  3. Thức duyên danh sắc(những hiện tượng tâm lý và vật lý);
  4. Danh sắc duyên lục nhập ( 5 giác quan và ý thức };
  5. Lục nhập duyên xúc (đụng chạm, tiếp xúc);
  6. Xúc duyên thọ (cảm giác);
  7. Thọ duyên ái (khao khát, ham muốn);
  8. Ái duyên thủ (bám víu, giữ lấy);
  9. Thủ duyên hữu (sinh ra và trở thành);
  10. Hữu duyên sinh (sự sống, sanh ra);
  11. Sinh duyên 12. Lão (già), tử (chết), ưu bi khổ não (buồn lo đau đớn).

( Nhân quả chuyển lưu)

12 nh ân duyên như là một chuõi dây xích, nếu một nhân duyên không sanh thì những nhân duyên khác không sanh. Vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì
thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt…v.v. cho đến khi sanh, lão, tử, ưu bi khổ não diệt (Đây là nhân quả hoàn diệt).

  Vọng ngã cũng thường thay đổi vì duyên theo sáu trần. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đòi hỏi chúng ta phải cung phụng đầy đủ, sắc là thức ăn của mắt, âm thanh
là thức ăn của tai, mùi là thức ăn của mũi, vị là thức ăn của lưỡi…Chạy đi tìm bóng sắc để thỏa mãn đôi mắt, tìm âm thanh trầm bổng để thỏa mãn đôi tai,
mùi thơm tho để thỏa mãn mũi, vị cay đắng hay ngọt ngào để thỏa mãn lưỡi…Ý phân biệt thứ nầy đẹp thứ kia xấu, món nầy ngon, món kia dở. Phân biệt
rồi đi đến chọn lựa, ham muốn, chiếm hữu, không được như ý thì sanh ra phiền não, khiến con người  lanh quanh trong vòng sanh tử luân hồi.

Vua Trần Thái Tông là một vị vua chơn tu, đã đặt ra nghi thức Sám Hối Sáu Căn, nói lên những điều sai trái mà sáu căn, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý gây ra.
Bài sám hối nầy rất thiết thực, xét lỗi đã qua của 6 căn để  ngăn ngừa lỗi sẽ tới, cái bản ngã của mỗi con người nhờ vậy  bớt vọng động, rồi dần dần tan biến.

Đức Phật Thích Ca qua các kinh Kim Cang, Lăng Nghiêm và nhiều kinh khác đã phá chấp, dạy mọi người không chấp ngã, không chấp nhơn hay chúng sanh
thọ giả. Phật dạy vô ngã, vô ngã sở, ta không có thật, cái gì của ta cũng không có thật. Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, trong bài pháp « Vô Ngã Là Niết Bàn »
có nói niết bàn ở trước mặt, khi không còn phân biệt ta và người khác là đã đạt đến niết bàn rồi.

« Niết bàn chính là từ bỏ ba độc tham, sân, si do ngã chấp gây nên. Vô ngã là niết bàn. Giờ phút nào cởi bỏ được ba độc, giờ phút đó là niết bàn. Cho nên
chúng ta thấy niết bàn vừa là cái chung, vừa là cái riêng. Cái chung là ai cũng tu được vào được. Cái riêng là ai tu người ấy đắc. Đức Phật không bưng
Niết bàn đến cho ta ngồi lên. Ngài chỉ dạy cho chúng ta con đường tu chứng Niết bàn mà thôi. Ngài dạy : « Ai còn tham luyến (tức còn ngã ái chấp đây
là của tôi, ngã mạn chấp đây là tôi, ngã kiến chấp đây là tự ngã của tôi), thời có dao động. Ai không tham luyến thời không dao động. Ai không dao động
thời được khinh an. Ai được khinh an thời không thiên chấp (nati). Ai không thiên chấp thời không có đến và đi. Ai không có đến và đi thời không có
diệt và sanh. Ai không có diệt và sanh thời không có đời này đời sau, không có giữa hai đời. Đây là sự đoạn tận khổ đau ».(Niết bàn-Tương Ưng Bộ Kinh 4/65.1982) »

 Khi hàng thanh văn đã đắc lý vô ngã thì tu lên Đại thừa, tu tập cái ngã của Phật, Bồ Tát. Đó là đại ngã, chơn ngã mà trong bài kệ trên, Đức Phật coi như
độc tôn, đặc biệt thoát ra ngoài sanh, lão, bệnh, tử.

Chơn ngã còn  gọi là chơn tâm và còn nhiều tên khác, tùy theo kinh : « … Phật dạy trong Bồ Tát Giới gọi là Tâm Địa, vì hay phát sanh muôn việc thiện.
Kinh Bát Nhã gọi là Bồ Đề, vì lấy giác làm thể. Kinh Hoa Nghiêm gọi là Pháp Giới, vì giao triệt và dung nhiếp. Kinh Kim Cang gọi là Như Lai, vì không
từ đâu đến. Kinh Bát Nhã gọi là Niết Bàn, vì là chỗ qui hướng của chư Thánh. Kinh Kim Quang Minh gọi là Như Như, vì chơn thường bất biến. Kinh
tịnh danh gọi là Pháp Thân, vì là chỗ nương của báo thân và hóa thân. Luận khởi tín gọi là Chơn Như, vì chẳng sanh chẳng diệt. Kinh Niết Bàn gọi là
Phật Tánh, vì là bản thể của ba thân. Kinh Viên Giác gọi là Tổng Trì, vì mọi công đức từ đó mà lưu xuất. Kinh Thắng Mang gọi là Như Lai Tạng, vì
ẩn phú va hàm nhiếp. Kinh Liễu Nghĩa gọi là Viên Giác, vì hay chiếu phá mờ tối ».(Chơn Tâm Trực Thuyết-Thiền Sư Phổ Chiếu soạn, Thiền Sư Thích Thanh
Từ giảng)

Ai cũng có chơn ngã, tức là có phật tánh, nhưng từ trước đến nay, bị vô minh, phiền não che khuất, cho nên không thấy được. Chơn ngã có đủ bốn đức thường,
lạc, ngã, tịnh. Tinh tấn tu hành sẽ được sáng suốt, giác ngộ hoàn toàn, chơn ngã hay Phật tánh hiển lộ, tức là thành Phật. Cho nên Đức Phật có giảng trong
kinh Phạm Võng rằng :

                        -Các ngươi là Phật sẽ thành, còn ta là Phật đã thành.

Phật và chúng sanh chỉ cách nhau một bờ giác, nhưng muốn đến bờ giác đó không phải dễ dàng lắm đâu, có mấy ai tu nhứt kiếp ngộ nhứt thời. Đức Phật
Thích Ca đã trãi qua nhiều kiếp tu hành hay chỉ mới tu và ngồi nhập định trong 49 ngày đêm dưới cội bồ đề rồi thành Phật ? Nhưng nếu ngại đường dài mà
không đi thì làm sao đến, chuông không đánh làm sao kêu (lộ bất hành bất đáo, chung bất đả bất minh) ? Tu nhiều thì giác nhiều, tu ít thì giác ít. Dù sao c
ông phu tu hành cũng giúp chúng ta hiểu biết hơn, sáng suốt hơn.

Để  tìm chơn ngã hay chơn tâm, Phật tánh, thầy tổ thường dạy tu theo Giới, Định, Huệ.

 Giới là những qui định để người tu hành nói chung phải tuân theo, thường là những điều cấm kỵ, không được làm. Giới luật đặt ra là vì lợi ích cho bản
thân người tu hành cũng như cho những người khác, như một trong năm giới cho người tu tại gia, qui y tam bảo là không được tà dâm để bảo tồn hạnh phúc
gia đình của chính người đã qui y và những đối tượng có liên quan. Giữ giới hạnh còn giúp cho thân tâm được thanh tịnh.

Định là để tâm quán sát, chuyên chú vào một sự việc, không lăng xăng chạy theo vọng niệm. Pháp môn tu thiền (tọa thiền) cũng như pháp môn tịnh độ
(niệm danh hiệu Phật nhất tâm bất loạn) đều là cách buộc tâm cho định.

Còn huệ, theo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn, là cái đức dụng sáng suốt, thông hiểu sự và lý, dứt điều lầm lạc và mê muội, có lòng quyết định,
diệt hết sở nghi. Có định mới có huệ.

Thầy tổ cũng có lời khuyên phải biết buông xả, không chấp trước. Không nhìn ra ngoài, tránh chuyện thị phi, sanh tâm phân biệt, mà phải nhìn vào trong
để sám hối về những điều sai trái của mình và tu theo tam huệ :

·        Văn huệ : Tụng kinh và nghe kinh hoặc nghe lời thầy bạn mà phát huệ ;

·        Tư huệ : nhờ quán chiếu mà phát huệ ;

·        Tu huệ : nhờ tu thiền định mà phát huệ.

Tóm lại, trên mặt tương đối, người ta phân biệt có hai cái ngã: một cái nên chừa là bản ngã hay vọng ngã ; còn một cái là chơn ngã phải nên phát huy,
bằng con đường tu đạo, con đường đạt quả vị giác ngộ vô thượng.

Tài liệu tham khảo :

                • Vô Ngã Là Niết Bàn - Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
                • Chơn Tâm Trực Thuyết - Thiền Sư Phổ Chiếu soạn, Thiền Sư Thích Thanh Từ giảng
                • Thông Điệp Đức Phật Ra Đời - Thượng Tọa Thích Thông Phương
                • Con Đường Thoát Khổ - Ni Sư Thích Trí Hải
                • Từ Điển Phật Học - Đoàn Trung Còn

 _________________________________________________________________________________________________________________________

THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ, DUY NGÃ ĐỘC TÔN

(Đạo sư Duy Tuệ giảng ngày 24/01/2010)


“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”, là câu nói của con người. Câu nói này có lợi cho người nghe, để cho người nghe thức tỉnh về giá trị
làm người của họ. Cho nên câu nói trên có thể giải thích như sau:
Trên trời dưới đất này, đời sống của con người đặc biệt có giá trị, đặc biệt hay.

Vậy chúng ta tìm hiểu giá trị đặc biệt của mình như thế nào ?

Trước nhất, phải tìm hiểu giá trị đặc biệt nơi chính mình trước, chứ đừng tìm hiểu giá trị đặc biệt gì nằm ngoài con người của mình.
Khi mình thấy giá trị đặc biệt nơi chính mình rồi, hãy đem giá trị đặc biệt ấy, mà ứng dụng vào cuộc đời của mình đang hiện hữu.

Nếu mình không hiểu giá trị đặc biệt của chính mình, thì mình sẽ quờ quạng trong cuộc sống, mình sẽ rắc rối trong cuộc đời. Về “độc tôn” mình
có thể hiểu, nếu không có mình hiện hữu, thì cũng không có Phật, không có Chúa, không có quả địa cầu này, cũng không có thiên đàng, cũng
chẳng có địa ngục.

Như khi chúng ta vào phòng xác ở bệnh viện, nhìn những xác chết ấy và quí vị hãy tự hỏi rằng, sự sống của người này đã biến rồi và không còn
hiện hữu nữa. Vậy, ở thiên đàng có người này không ? Địa ngục có người này không ? Trên thế giới này, cũng như trước cảnh giàu hay nghèo,
đúng hay sai có người này không ? Và tất cả những gì trong cuộc đời này còn có người này không ?
Đối với bản thân chúng ta cũng vậy, khi còn sống, chúng ta bàn và nói chuyện nhiều thứ, trên trời dưới đất, nào thiên hạ đúng sai… Khi có sự cố (dữ kiện)
đột xuất (thình lình), đùng một phát một, chúng ta bị hở mạch máu não, nằm đó nhưng chưa chết, thì toàn bộ sự hiện hữu ở thế giới này, như Chúa,
Phật, Triết gia với thuyết này, chủ nghĩa nọ có còn giá trị gì nữa không ? Rồi sách này, kinh điển kia, tôn giáo này, tôn giáo nọ, hay đúng sai trên đời
có còn giá trị gì nữa không ? Tất cả đều chấm hết.

Khi nào mình còn tỉnh táo, thì mọi thứ nó mới chi phối mình được, mình còn nghĩ đến chuyện này chuyện nọ được. Cho nên việc đầu tiên cần phải
biết là, sự tồn tại của mình, sự hiện hữu của mình là trước nhất, đồng thời phải biết làm sao với sự hiện hữu của mình, cái gì trong con
người của mình là cơ bản, để sự hiện hữu của mình được hoàn hảo nhất
. Từ đó, mình sẽ không bị lầm về mình và tự nhiên mình sẽ nhìn ra bên
ngoài tất cả mọi thứ điều sáng suốt, đều rõ ràng. Đây là quá trình làm một con người và phải nắm chắc quá trình này thì mình sống mới
yên ổn được.


Lời nói “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” muốn ám chỉ điều gì cho người nghe ?

Mình phải làm sao thấy được sự hiện hữu của mình, mà mình sống không có nổi lo sợ. Nếu mình sống trong nổi lo sợ, phải quay ngược lại vô
chính mình, để khám phá chính mình thì nổi lo sợ sẽ chấm dứt. Cho nên, những câu nói tương tự như trên như là một bí pháp, một phương pháp
để giúp cho người nghe tỉnh trí lại, để từ đó khám phá sự thật về mình mà vượt qua sự sợ hải, vượt qua sự hiểu lầm về chính mình
.
Nó giống như một dấu hiệu đi đường vậy thôi. Mình đừng có chạy vô giải thích sâu câu này.

Thí dụ: Trên đường đi mình thấy dấu hiệu đi đường, có vẽ một mũi tên chỉ cho mình đi hướng này. Nếu mình không biết mà mình lại giải thích,
đây là cái mũi tên, mũi tên này đầu này to, đầu kia nhỏ, hai cái này giống như lưỡi câu, có móc nhọn nhọn … mình không chạy theo giải thích mũi
tên trong cái bảng ấy, hãy nhìn cái mũi tên để biết nó chỉ mình đi đâu.

Câu nói này cũng vậy, “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” giống như dấu hiệu đi đường, mình đừng có dạy mà chuôi vô đây giải thích cái này,
mất thì giờ, không hiệu quả gì hết. Nếu mình dính vô câu chữ đó, thì mình không biết đường để đi.
Như thực tế chúng ta đều thấy biết rất rõ rằng, những bậc đại tiền bối tài ba, những bậc Đại Giác Ngộ, các Chư Phật, đã dùng những câu chữ để tạo
dấu hiệu đi đường cho mọi người nhìn vào đó và làm sao để đi an toàn nhất. Chúng ta không giải thích một cách cụ thể, thiên thượng là trên trời,
thiên hạ là ở dưới đất, duy ngã là bản ngã của mình, độc tôn là vị Phật trên hết, đại loại là như vậy… đơn giản mình hiểu đây là dấu đi đường, để
chỉ cho mình làm sao biết rằng mình đang hiện hữu và khi mình thấy dấu hiệu nầy thì mình biết mình đang đi trên con đường, mình đang sống tức
là mình đang ở trên cõi đời này, làm sao mình đi cho nó đúng và an toàn nhất, không nguy hiểm.
Và nếu mình giải thích “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” là một câu nói cao siêu lắm, nếu giảng hoài thì không bao giờ hết, nó sâu sắc lắm,
vi diệu thậm thâm lắm, khó nghĩ khó bàn, có duyên phước lắm mới có thể học được. Mấy chữ này coi vậy, nếu giải thích thì vô lượng vô biên chữ,
kinh điển nhiều lắm …

Đơn giản chỉ là một dấu hiệu đi đường, mình đang có mặt trên cõi đời này vô cùng rộng lớn mênh mông, không biết đi thế nào cho đúng. Khi
có bảng dẫn đường, mình nhìn theo dấu hiệu ấy và cứ thế mà đi.

Phương pháp nào để xác định con đường đi tốt nhất ?

Muốn sống cho tốt, trước nhất mình thấy người khác và thấy cuộc đời cái gì ra cái đó để mình tỉnh táo, mình ứng xử, vì thế mình phải thấy thật rõ
về chính mình, mình hiểu thật rõ về chính mình. Đó là phương pháp để thấy rõ và hiểu rõ bên ngoài.

Phương pháp để thấy rõ và hiểu rõ bên ngoài là phương pháp duy nhất để thấy rõ và hiểu rõ chính mình trước. Đó là con đường duy nhất
mình phải đi qua, để mình thấy rõ và hiểu rõ con người và cuộc đời bên ngoài, thế giới bên ngoài. Khi mình thấy rõ được chính mình rồi, hiểu rõ về
chính mình rồi, mình sẽ không lầm lẫn về chính mình nữa, mình sẽ chấm dứt sự lầm lẫn về con người và cuộc sống xung quanh mình.
Như vậy, mình sẽ làm chủ được cuộc sống mà mình đang hiện hữu. Mình có thể làm kinh tế, nhưng không bị chuyện làm kinh tế này hành hạ mình.
Mình có thể kiếm tiền nhưng không thể bị đồng tiền này hành hạ mình. Mình có thể cưới vợ, lấy chồng nhưng không có bị người vợ, người chồng
hành hạ mình. Mình có thể sống một cách hồn nhiên, thoải mái, không đổ thừa kiếp trước, không sợ kiếp sau.

Chuyện kiếp trước, kiếp sau… chẳng qua là một trong những kĩ thuật để người ta làm cho cái đầu con người bớt nóng thôi, để từ đó dẫn nó đi tiếp.
Nhiều người không thấy rõ, hiểu rõ, từ đó bị lầm cái này.
Thí dụ, mình vô tình hoặc cố ý gặp một vị xem bói toán. Ông ấy nói, ta thấy con biết con kiếp trước là một con của một nhà vua có tiếng trong một
xứ đó, con đã từng làm công chúa rồi, nhưng con bị hất hủi, con bị hiểu lầm, cho nên mặc dù là công chúa nhiều khi bị đau khổ lắm… Thế là, tưởng
mình là công chúa thiệt, và nói, trời ơi sao thầy thấy tiền kiếp con rõ quá vậy! Nhiều lúc con bị hiểu lầm, con buồn lắm thầy ơi! Rồi mình xúc động,
mình khóc lên, mình chảy nước mắt… thế là mình sa vô cái bẫy.

Tính biết của mình, mình muốn làm cái gì , nó cho mình làm cái nấy. Muốn làm công chúa, làm hoàng hậu, làm vua, làm tổng thống … nó có khả năng
cho mình tất cả, kể cả muốn làm tướng cướp, kẻ lừa đảo nó cũng cho mình có khả năng làm tướng cướp, kẻ lừa đảo người khác cho thật là siêu.
Tính biết nó làm như vậy, có khả năng như vậy. Cho nên, mình không nắm vững nguyên tắc này, mình sẽ bị người ta dẫn mình đi vào thế giới
hoang đường. Khi nào chấm dứt sự lầm lẫn về chính mình, quí vị sẽ hoàn toàn tự tại. Có biết bao người trên thế gian này không bị lầm lẫn về
chính mình, thử quí vị đếm đi, có được bao nhiêu người ?

Vậy, chúng ta thấy rõ và hiểu rõ ra sao để không lầm lẫn ?

Là hiền giả Minh Triết đang trên con đường để nhìn thấy rõ về mình, hiểu thật rõ về mình, thấy thật rõ về mình, không thể thấy lầm lẫn được,
quí vị thấy người khác cũng như vậy
Thí dụ, khi quí vị thấy rõ về mình rồi, thấy rõ sức mạnh vô tướng, vô hình rồi, quí vị thấy người ăn cướp, người chuyên môn ăn trộm những gì ?
Mặc dù người ấy đang ăn trộm, mình thấy rõ nó đang ăn trộm. Quí vị thấy, thằng này là kẻ ăn trộm, cuộc đời thằng này chẳng ra gì. Hỏi lại, quí vị
có thấy rõ, hiểu rõ về người đó không ? Mình mới thấy mới có một chút xíu thôi, là mình thấy nó đang ăm trộm của người khác, mình chưa thấy
cái còn lại của nó.

Cho nên quí vị biết, có ba cái nhà, thầy dùng khái niệm này để quí vị ghi nhớ trong đầu của mình. Đó là, nhà tù, nhà chùa, nhà thờ, đều kêu là
nhà hết. Ba cái nhà này mang hình tướng bên ngoài và nội dung bên trong. Quí vị thấy nhà chùa là thấy đạo đức, nhà thờ là thấy đạo đức, thấy
nhà tù là thấy những người có tội. Hình tướng của nhà tù là chứa những người có tội, hình tướng của nhà thờ và nhà chùa là chứa những người
đạo đức. Bên trong hình tướng là cái gì ? Có chắc gì nhà thờ, nhà chùa đó hình tướng đạo đức ấy, bên trong có đạo đức không ? Có chắc không ?
Còn nhà tù kia, liệu ở bên trong ấy có chứa những con người có tâm hồn cao thượng hay có giấc mơ, có lí tưởng không ? Chúng ta xem lại liệu
có không ?

Thầy chỉ gợi ý cho quí vị, thế nào thấy không lầm, hiểu không lầm, thấy cái gì ra cái đó. Việc thấy không lầm, hiểu không lầm đó sẽ đưa
chúng ta tới một trạng thái của bộ não, không thể nào bản ngã hiện hữu được
. Thế nào là bản ngã hiện hữu ?
Ôi chao, ngôi chùa kia to quá! Trong đó đúng là đạo đức thật. Ôi chao, nhà thờ kia vĩ đại quá! Trong đó đúng là đạo đức thật. Cái nhà tù kia
kinh khủng quá! Đúng là cái nhà tù đó, chứa những người nguy hiểm thật. Nếu chúng ta nói như vậy , là hoàn toàn bản ngã, do sự thấy lầm hiểu lầm,
thấy không rõ hiểu không rõ, chúng ta đang phát biểu theo cái hướng của bản ngã. Khi thấy lầm hiểu lầm, tự nhiên bản ngã nó thật, nó hình thành
trong đầu chúng ta, và nó bắt chúng ta phải làm việc theo sự hiện hữu của nó.

Quí vị nên nhớ một điều là khi đọc một câu chữ ở đâu đó, thì phải chú ý, người xưa dùng chữ nghĩa như là những dấu hiệu đi đường thôi nhé!
Đừng đi sâu vô phân tích, làm bí hết, hay cải nhau suốt ngày, không có hiệu quả gì hết, rồi nói mình hơn, mình cao, mình thấp.
Minh Triết không có con đường cao thấp, người Minh Triết chỉ theo con đường thấy rõ, hiểu rõ. Thấy rõ cái đầu của mình, thấy rõ con
tim của mình, thấy rõ cơ thể của mình, thấy rõ những gì thuộc về thế giới vô hình của mình
… Khi mình thấy rõ, bản ngã của mình không
có lên được, mình hành động không có lầm lẫm được.
Thí dụ, quí vị làm ăn phát tài, khi chưa học Minh Triết chỉ thấy mình có tài, chỉ thấy mình có thời thôi, còn người học Minh Triết lại thấy khác.
Nếu quí vị đang học Minh Triết, thấy rằng là quí vị đang làm ăn được, hoặc mình đang làm ăn được mà còn học Minh Triết nữa, mình lại thấy khác.
Thứ nhất thấy mình có may mắn, thứ hai thấy mình là sức mạnh cái đầu óc, sức mạnh vô tướng của mình can thiệp đến sự may mắn này rất là lớn,
mình không đề cao kiến thức mình làm được, mình không đề cao hữu tướng mình làm được, làm sao mình tự cao tự đắc được.

Quí vị chú ý như vậy, để khi mình có đọc sách hay nghe thấy đâu đó thì mình nhận biết cho rõ…

Nếu chạy theo và giải thích theo từng câu chữ, quí vị có tái sinh đến một ngàn kiếp cũng không giải thích hết đâu.

Nếu ai đó hiểu theo kinh sách đã học mà thấy là hạnh phúc thì hãy theo hướng đó, còn nếu nhận được một điều gì đó có giá trị hay có lợi cho
mình theo phương pháp hướng dẫn của Thiền Minh Triết, hãy theo phương pháp này ứng dụng.

Hãy căn cứ vào quyền lợi của mình để mà học. Mình đi theo tôn giáo, mình đi học ở đâu cũng vậy, phải căn cứ vào lợi ích của mình, căn cứ vào sự
thỏa mãn của mình. Lợi ích là phải nói đến sự thỏa mãn, tôi thỏa mãn hoàn toàn. Nếu theo phương pháp hướng dẫn của Thiền Minh Triết mình
tập luyện, mình thấy thỏa mãn thì phương pháp này có lợi cho mình, cách giải thích này có lợi cho mình. Ngược lại, nếu mình hiểu theo cách hiểu
trong kinh điển mà nó hoàn toàn đáp ứng, hoàn toàn thõa mãn cho mình thì mình theo cái đó.

Vấn đề là mình thỏa mãn và mình sống đừng có lầm lạc trong cuộc đời, mình sống lúc nào cũng vui, mà vui thật tình chứ không vui
đóng kịch
. Vui thực tình là vui không điều kiện. Có hai niềm vui: Vui có điều kiện và vui không điều kiện. Mình luôn nhớ như vậy.

Tất cả quí vị nhớ một điều, đừng có bỏ quên việc cầu nguyện hàng ngày. Cầu nguyện là quan trọng, quí vị hãy ráng giữ việc cầu nguyện. Trong
Minh Triết, thường xuyên cầu nguyện cũng là một pháp để giúp cho cái đầu chúng ta, bộ não chúng ta tốt hơn.

(Phiên tả theo bài giảng ngày 24/1/2010)
____________________________________________________________________________________________________________

Duy ngã độc tôn và ngã

Câu kệ phổ thông được các sách vở hiện tại thường dẫn dụng là: "Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn,  Vô lượng sinh tử Ư kim tận hỷ".

Toàn bộ ý nghĩa của câu kệ trên đều tập trung ở một chữ vô cùng quan trọng là chữ “Ngã”. Để bào chữa cho cái hiểu nông nỗi này, có nhiều
người đã dịch câu trên theo một cách khác, đại loại: Có khi ta sinh lên cõi trời (thiên thượng), có khi ta sinh về cõi người hay các cõi dưới
(thiên hạ) cũng chỉ vì cái "Ngã" này. Ta chịu sinh tử trong vô lượng kiếp (vô lượng sinh tử) cũng chỉ vì cái "Ngã" này, đến ngày nay là đã
chấm dứt (Ư kim tận hỷ).

“Ngã” ở đây hiểu theo nghĩa nào? Nếu Phật chỉ là người thoát khỏi bốn thứ chấp Ngã si, Ngã mạn, Ngã kiến, Ngã ái thì Ngài chỉ là một
A-la-hán đơn thuần. Ngã chấp đã tận, còn Pháp chấp thì sao?

Thực ra, đối với triết học hiện đại, luận đề về Ngã không còn là vấn đề để phải tốn nhiều giấy bút, nhưng đối với 2500 năm trước trong
bối cảnh đa nguyên của Ấn Độ, "Ngã" là một phạm trù triết học cực kỳ quan trọng.

Trước hết, chúng ta truy nguyên chữ "Ngã" trong triết học Ấn Độ và quan niệm diễn tiến của nó qua các tông phái.  Theo PHẬT QUANG
ĐẠI TỪ ĐIỂN, Ngã, tiếng Phạn là Àtman, nguyên nghĩa là hô hấp. Từ nghĩa này phát sinh nghĩa sinh mạng, tự kỷ, thân thể, tự ngã, bản chất, tự tính.

Ngã còn chỉ chung cho chủ thể độc lập vĩnh viễn, tiềm ẩn trong nguồn gốc của tất cả sự vật và chi phối cá thể thống nhất. Từ thời Lê-câu
Phệ-đà (Phạn: Rig- veda, khoảng 1500 năm trước TL) đã có sử dụng chữ "Ngã", đến thời đại Phạm Thư (Phạn: Bràhman  từ năm
1000 - 800 trước TL) thì hơi thở (Phạn: Pràna  trong chủ thể hoạt động của sinh mạng dần dần diễn tiến thành hiện tượng sinh mạng theo
ý nghĩa cá thể, còn "Ngã" thì lại là bản chất.

Như trong Bách Đạo Phạm Thư (Phạn: Satapatha), các hiện tượng sinh mạng như ngôn ngữ, thị lực, thính lực… lấy "Ngã" làm cơ sở để
biểu hiện, xem "Ngã" là chủ tể đồng với Tạo vật chủ (Phạn : Prajàpati).

Đến thời đại Áo Nghĩa Thư (Phạn: Upanisad, từ năm 800 - 600 trước TL), tức cùng thời đại Đức Phật, "Ngã" được xem là cái sáng tạo ra
vũ trụ, ngã là cá nhân (tiểu ngã) đồng thời cũng là nguyên lý trung tâm của vũ trụ (Đại ngã, Phạn: Brahman).

Tiến xa hơn, thời kỳ này còn chủ trương chỉ có "Ngã" mới là chân thực tại, ngoài ra đều là hư huyễn (Phạn: Màyà). Tóm lại, có bốn quan
niệm về "Ngã" : Cá thể là Ngã (ngũ uẩn), sinh mạng trung tâm trong các cá thể là Ngã, nguyên lý vũ trụ là Ngã và tính chất (tự tính) cá hữu
trong mỗi yếu tố tồn tại là Ngã.

Trong các kinh Nikàya và Àgama đều phủ nhận bốn quan niệm về Ngã trên. Đức Phật cho các quan niệm trên là Ngã sở và Ngã sở kiến.
Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ tuy phủ định ngã của sinh mạng cá thể (tức nhân ngã), nhưng thừa nhận ngã thật thể (tức pháp ngã, yếu tố
tạo thành tất cả sự tồn tại) là hằng hữu.

Độc Tử Bộ, Chính Lượng Bộ chủ trương Ngã và Ngũ uẩn bất tức bất ly. Kinh Lượng Bộ thì có thuyết Bổ-đặc-già-la thắng nghĩa… Còn
Phật giáo Đại thừa chẳng những phủ nhận cái ngã cá thể (nhân ngã) mà còn phủ nhận cả pháp ngã tồn tại đã được các bộ phái thừa
nhận. "Tất cả pháp vô ngã" được xem là 1 trong 3 hoặc 4 pháp ấn của Phật giáo.

Tiểu thừa chủ trương nếu diệt trừ hết phiền não thì đạt đến cảnh giới Niết-bàn; còn Đại thừa thì chủ trương tất cả sự tồn tại là Không,
cảnh giới Niết-bàn là tuyệt đối tự do. Sự tự do tuyệt đối này chính là "Ngã" của Phật, là Niết-bàn của Đại thừa, Pháp thân của Như Lai. 

Kinh Niết Bàn  23 viết: Niết-bàn có bốn đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Giác ngộ được cảnh giới Niết-bàn này thì vĩnh viễn bất biến, đó gọi
là Thường. Cảnh giới ấy không có khổ, chỉ có sự an vui, đó gọi là Lạc. Tự do tự tại, không có mảy may câu thúc, đó gọi là Ngã. Không có
sự nhiễm ô của phiền não, đó gọi là Tịnh. Cái ngã ở đây là Chân ngã, khác xa cái ngã chấp trước của phàm phu và Nhị thừa.

(Trích nguồn từ web phattuvietnam)

_____________________________________________________________________________________________________________

Trong các Kinh điển Phật Giáo có ghi lại câu chuyện Đản Sanh của Thái Tử Tất Đạt Đa mà sau này là 1 vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác. Câu chuyện kể về
sự Đản Sanh của 1 BỒ TÁT sẽ THÀNH ĐẠO VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC cứu độ chúng sanh đang ngụp lặn trong VÔ MINH được thoát
mê hoát ngộ - Ngài vừa ra đời đã tuyên bố 1 câu làm RUNG CHUYỂN THIÊN ĐỊA.


1 câu tuyên bố khác của Phật : Ta là Phật đã thành Chúng sanh là Phật sẽ thành"

Nhiều Kinh sách lý giải : Duy Ngã độc tôn là Đức Phật nói : "Ta là cao quý nhất" - có ý kiến khác thì cho rằng con người với ngã chấp tự cho mình là cao
quý nhất - như vậy là kiêu ngạo.

____________________________________________________________________________________________________________________________

Originally Posted by B-E-T-R_U_E
THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ DUY NGÃ ĐỘC TÔN

Trong các Kinh điển Phật Giáo có ghi lại câu chuyện Đản Sanh của Thái Tử Tất Đạt Đa mà sau này là 1 vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác.
Câu chuyện kể về sự Đản Sanh của 1 BỒ TÁT sẽ THÀNH ĐẠO VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC cứu độ chúng sanh đang
ngụp lặn trong VÔ MINH được thoát mê hoát ngộ - Ngài vừa ra đời đã tuyên bố 1 câu làm RUNG CHUYỂN THIÊN ĐỊA.


1 câu tuyên bố khác của Phật : Ta là Phật đã thành Chúng sanh là Phật sẽ thành"

Nhiều Kinh sách lý giải : Duy Ngã độc tôn là Đức Phật nói : "Ta là cao quý nhất" - có ý kiến khác thì cho rằng con người với ngã chấp
tự cho mình là cao quý nhất - như vậy là kiêu ngạo.

_____________________________________________________________________________________________________________

Phật dạy vô thường ,vô ngã ,tại sao lại nói :"thiên thượng ,thiên hạ ,duy ngã độc tôn"? Có phải lời Phật nói ?
Có rất nhiều bạn giải thích nhiều về vô Ngã ..., và thú thực là càng rối rắm khó hiểu.
Nên tôi đã cố tìm hiểu và đã tôi nhận thấy như sau:
Về câu "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn"
Câu này CHỈ LÀ MỘT PHẦN, được ghi trong Kinh Sơ-Đại Bản-Duyên, trong bộ Kinh Trường A hàm - Quyển Một, một quyển kinh
ngắn lược thuật nhân duyên giáng sinh, thành đạo và giáo hóa của đức Phật trong thế giới Ta Bà.


Nguyên văn đầy đủ là: "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn, Nhất thiết thế gian, Sinh Lão Bệnh Tử"
Và như vậy tòan câu có nghĩa:
"Trên trời dưới trời, duy chỉ mới có mình ta là biết được nguyên do Sinh, Lão, Bệnh, tử, nay ta muốn cứu độ chúng sanh khỏi vòng
sinh già bệnh chết".

Và do hạnh nguyện này mà Ngài đã trụ lại thế gian 49 năm để thuyết pháp.
Như vậy nguyên văn lời nói trên là muốn nhắc đến nguyên do Phật Gíáng Sinh, Thành Đạo và Giáo hóa chúng sanh.

Ko hiểu do cố tình hay vô tình người ta thường chỉ nhắc đến vế đầu (tức nửa câu nói) rồi mang ra bàn luận thế này thế kia, thật là dễ
làm người mới tiếp cận Phật học hoang mang.

Rõ ràng ý của câu là "Từ vô thỉ đến thời điểm đó chỉ có duy nhất mình ta là thấy rõ cội nguồn của Sinh Lão Bệnh Tử..."
Vậy mà người ta lại chỉ chú tâm vào vế 1 "Từ vô thỉ đến thời điểm đó chỉ có duy nhất mình ta..." rồi bàn luận..., thật là tội lỗi...tội lỗi vậy.

___________________________________________________________________________________________________________________________

 
Theo tác giả : Hà Phước Thảo:
       Ngã (đọc theo  chữ Nho hay Hán Việt) = ngộ (đọc theo tiếng Quảng Đông)= chính Đức Thượng
Đế Cao Đài xưng NGÃ hay THẦY hay TA = bản ngã vô hình tánh linh=> Phàm Ngã hữu hình (mình mẫy.
thân xác)=> Chơn Ngã => Chơn Như Bản Thể = Như Lai bản tánh = Phật tại Tâm = Lương Tâm = Chúa tại
Tâm = Tiểu Linh Quang = chiết hồn của Đức Chúa Trời hay Đức Thượng Đế ở trong xác thân hay Chủ Nhơn
Ông của Tiểu Thiên Địa => Tiểu Thiên Địa rất quí ! Quí hơn cả Thiên
vô hình (Nhật+Nguyệt+Tinh) vì Con
người sống động,làm việc được => tu luyện được để thành Phật! Còn Địa hữu hình (hành tinh, sông, núi,
thảo mộc...tuy thuộc Tiên Thiên mà đứng yên luôn, chỉ khi nào thay đổi lục địa, quy nhưng không tự chỉ huy
quay theo hướng mà trái đất muốn quay, mà theo lực hấp dẫn của mặt Trời, không tự ý, tự nguyện vì thuộc
vật chất hữu hình mà không có hồn, không có cảm giác: buồn thương ghét.... dù trái đất sụp = động đất mà
trái đất không có tình cảm thương con người đang chôn vùi chết rất nhiều như ở Chilie (Chile), Haiti, Thổ Nhĩ Kỳ.. Còn con người thì có phàm ngã và Chơn Ngã chung nhau thành một Tiểu Thiên Địa: có ghét,
thù hận muốn giết nhau, nhưng thấy đồng bào hay dân tộc khác chết thì động lòng trắc ẩn, muốn cứu giúp,

(các tỉ phú)
muốn bỏ cả tỉ bạc
giúp nạn nhân của thiên tai, dám cho hết tài sản để làm người nghèo (xả phú cầu bần), muốn tu thành Thần,
Thánh, Tiên, Phật và làm cả Ông Trời hay làm Thượng Đế, như vậy trong ba báu của Vũ Trụ là THIÊN -
ĐỊA - NHƠN thì Nhơn ỏ giữa, chỉ huy cả ở trên là Thiên 天 và ở dưới là Địa  地  và dứng giữa chỉ huy tức
vi nhơn = làm Người  人 , mà làm người t1ưc là gồm thâu hai gạch: gạch trên là ranh giiớ của Trời, gạch
dưới là ranh giới của người và Địa bằng chữ Nhơn đạo   仁  道
Như vậy có phải chăng cái NGÃ là độc tôn không? Chính Ông Trời hay Đức Chúa Trời còn không dán ngăn
cản NHƠN đnừg làm ác và chính con người cứ làm ác mãi. Thượng Đế thấy con cái ngài khổ mà không cứu
được, vì cứu chúng nó thì nó giết ngay ( King Herodes bắt con nít giết hết vì sợ Vua Trời xuống chỉ huy và 31 năm sau phát giác ra Chúa Jesus Christ thì ra lệnh cho quan Phi-la-tồ xử cho Chúa cho lên cây chữ thập đóng đinh cho chết).
Chữ "Duy ngã độc tôn" mà Phật Thích Ca nói rất đúng chứ không sai chút nào, cả Đức Chúa Trời cũng
bằng lòng như thế! Đó là lời Đức Phật ( lúc ngài đắc Đạo chứ không phải lúc ngài mới sanh ra mà biết nói)
muốn thay Đức Chúa Trời (vì Đức A-Di-Đà Phật hay Đức Thượng Đế vô hình không dạy được) để dạy chúng sanh nên hiểu ý nghĩa của chữ NGÃ đúng nghĩa, biết để lo tu luyện thành Phật và thành Chúa. Không có con người (hay NGÃ) ở thế gian thì Đức Thượng Đế làm sao có những Đức Thượng Đế đồng thể với ngài, toàn giác, toàn thiên như ngài mà ngài sai đi cai quản các Thái dương hệ mới trong Vũ Trụ vô biên, cứ lớn mãi mà óc con người không quan niệm được con số 8 nằm ngang 
là gì (infini = Unbegrenz = vô cực).
Không có Tiểu Thiên Địa thì không thể luyện Đạo tạo Kim Thân bất hoại được. Phàm Ngã thuộc Hậu Thiên
và là có hai Hào quang trọng là KHẢM hay Thận Thủy là Âm (hay vợ), LY hay Tâm Hỏa (là chồng) trong
Tiểu Thiên Địa. Phàm ngã theo Tử Lộ (sanh-tử-lộ có 2 đường: đi lên gọi là Sanh Lộ, cho tinh phóng xuống gọi là Tử Lộ) thì tạo phàm thai => luân hồi trong lục đạo. Chơn Ngã bị che lấp bởi thất tình lục dục. Khi hiểu phàm ngã là tạm mượn cõi Hậu Thiên để luyện thành Tiên Thiên thì phải cướp Khí Hư Vô đem thần lực và Tinh lực biến phàm Tinh thành Nguơn Tinh thì hai trái thận hay Cung Khảm
( sẽ thành Khôn ) Thận có hai đường thông lên trên sẽ mang Nguơn Tinh như bốc thành khí lên Nê huờn và đến chỗ đốc giọng choa Âm (Nhâm mạch =vợ) và Dương là Đốc mạch =chồng giao cấu tại cầu ô hay chỗ nối Nhâm và Đốc tại cuốn họng xuất Nguơn Tinh thành nước Cam Lồ = Đề hồ nuốt xuống qua Tâm hay Ly mang Hào Dương dư của Khảm ráp vàm Hào khuyết của Ly để biến Ly thành CÀN , như vậy Đề hồ mang xuống Ruột dư hay Tử Cung (đàn bà và đàn ông đều  có ruột cùng) mà thành Thánh Thai, nhờ nuôi Thai nầy mà thành Kim Thân lúc lên Trung Cung (Ngũ Khí triều nguơn) mà ngự tại đó chờ cứng cáp (trưởng thành) mà theo Thiên môn trên đỉnh đầu ( đó là phương thứ 10 trong câu:
" Chín phương Trời (hay 9 cửa cho linh hồn ra các cõi trời là 2 lổ tai, hai mát, 2 lổ mũi, miệng, lổ tiểu và
hậu môn), mười phương Phật (là cửa lên Nirwava tức lên Niết Bàn". Vì sự quan trong của Chơn Ngã, cả của
phàm ngã ô trược khi khử trược được thì lưu thanh mới trở thành Tiên Thiên được. Quan trọng là nhờ có
NGÃ mà tu luyện mới đắc Phật.
Câu nói nầy của Phật không phải ngài nói lúc mới sanh bước lên 7 hoa sen mà ngài nói lúc ngài đ1ăc Đạo,
có huệ nhãn. Chu đệ tử viết rằng lúc miớ sanh thì xét theo khoa học ít ai tin. Cũng như khi nói kiếp chót của
Đức Phật là thú (con voi) thì chư tăng làm thinh chứ không phản đối, còn việc tin ngài Thái tử Siddharta lúc
Đản sanh mà nói được là chuyện hi hữu, tin thì cũng toôt, nhưng các nhà khoa học tôn giáo cho rằng sự
thần quyền hóa để gây đức tin cho người bình dân, còn các nhà khoa học tin ở triết lý Phật giáo là do triết
ý siêu diệu của Đức Phật, bác bỏ những mê tín. Nội câu nói "duy NGÃ độc tôn" thì Đức Phật cũng đã cho
chư đệ tủ biết là nếu biết biến phàm ngã hay lau chùi tam độc, lục căn lục trần, thất tình thì thấy Chơn NGÃ
và sẽ thành Phật  không khó khăn gì. Đức Phật nói chúng sanh là Phật sẽ thành, có nghĩa là ngài nói:"người
tu sẽ làm cho Thi6n Nhơn hiệp nhứt, tức "Tu là học để làm Trời ( hay làm Thượng Đế chứ không chỉ thành
Phật mà thôi, nghĩa là ngài mặc nhiên công nhận có Thượng Đế chứ không phủ nhận sự hiện hữu của Đức
Chúa Trời. Vậy mà có người cắt nghĩa là không có Thượng Đế, chỉ có Phật mà thôi khi họ kể ra thí dụ Phật
nói:"Khi bị thương phải lo băng bó, đừng hỏi lôi thôi, máu ra sẽ chết ngay" tức thì chỉ học Tứ Diệu Đế
và Bát Chánh ạo, đừng hỏi có Thượng Đế hay không. Khi có huệ nhãn thì thấy và biết Thượng Đế. Chữ
"độc tôn" có một nghĩa lớn lao ở chỗ đó mà ít ai hiểu. Câu hỏi: Đấng nào sanh ra ông Phật? Đức Phật có nói
có vị Phật có trước ngài, lớn hơn ngài là Đ1ưc S-Di-Đà hay Đức Nhiên Đăng Cổ Phật, tức ấng làm phát khởi
nguyên tử đầu tiên trong Vũ Trụ chạm nhau Proton và Electron khi bắng trung hòa tử vào, giống như khi cho
nổ TNT kích thích Uranum235 va Phutonium chạm nhau khi cho nổ nguyên tử. Đức Thái Nhứt Hư Vô còn gọi
là Hắc Bì Phật Tổ hay ấng Vô Cực hay Đức Vô Cực Từ Tôn Diêu Trì Kim Mẫu, tức Đấng Sáng Tạo cơ thể Tinh
(Âm hay hột gà chưa có khí ấm lúc ấp nên chưa nở. Khi ấp hay khi cho nổ BIG BANG thì Đức Thượng Đế mới
xuất hiện. Đó là Đại Linh Quang, còn con người hay Chơn NGÃ là Tiểu Linh Quang. Tại sao Đức Phật bước
lên 7 bông sen? Chưa ai giải thích việc nầy. Đó là 7 cõi trong Vũ Trụ. Khi ngài bước lên 3 bông sen đầu tiên
là 3 cõi Niết Bàn theo hình vẽ sau đây:

Các Cõi trong Vũ Trụ Càn Khôn theo Cao Đài Giáo

Đấng Tạo Hóa, ngự trong Ngôi Tứ Tượng, dùng quyền Chí Tôn lập phép Vô Vi Bát Quái mà tác thành Võ Trụ (Cosmos).

Trước hết, Ngài lập ba cõi Thanh Thiên:

1. Thái Thanh Thiên (Adi), Phật giáo gọi Đại Bát Niết Bàn (Mahaparanirvana).

2. Thượng Thanh Thiên (Anupadaka), Phật giáo gọi Bát Niết Bàn (Paranirvana).

3. Ngọc Thanh Thiên (Atma), Phật Giáo gọi Niết Bàn (Nirvana), tức là Bạch Ngọc Kinh (1).

Lập xong ba cõi Thanh Thiên, Đấng Tạo Hóa lập thêm ba Cảnh giới là: Thượng giới, Trung giới, Hạ giới.

Thượng giới gồm ba cõi Tiên là:

1. Cõi Thiên Tiên, cũng gọi là cõi Bồ đề (Monde Spirituel ou Monde Bouddhique).

2. Cõi Địa Tiên (Monde Mental supérieur - Manas supérieur).

3. Cõi Nhơn Tiên (Monde Mental - Manas).

Mỗi cõi chia làm ba từng, cộng chung là chín từng, gọi là Cửu Trùng Thiên (2).

Trung giới gồm có cõi Thánh (Monde Mental inférieur) và cõi Thần (Monde Astral).

Mỗi cõi cũng chia ra nhiều từng, đây chỉ nói đại lược thôi.

Hạ giới là cõi Phàm trần, có tinh tú và thất thập nhị địa cầu, đều có nhơn loại cùng các thứ sanh vật, mà địa cầu chúng ta ở đây lại đứng vào hạng 68.

Từng cao nhứt cõi Phàm trần chứa đầy một chất tinh khí nhẹ nhàng hơn không khí, người có thần nhãn thấy màu nó vàng vàng. Người Pháp gọi tinh khí là éther, người Trung Hoa dịch âm là dĩ thái.

Tóm lại, trong võ trụ, kể từ trên đổ xuống gồm có: Thái Thanh Thiên, Thượng Thanh Thiên, Ngọc Thanh Thiên, Tiên Giới, Thánh Giới, Thần Giới và Phàm Giới.

Tam Thanh Thiên và Cửu Trùng Thiên gọi chung là: "Thập nhị Thiên".

Trong khi sáng tạo, Đấng Tạo Hóa dùng Chơn linh biến ra mười hai đấng gọi "Thập nhị Thời Thần" (Jayas), mỗi vị lo phận sự trong một phần mười hai của thời gian sáng tạo chia làm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, vân vân.

Cho nên Đức Chí Tôn có nói:

"Thập nhị Khai Thiên là Thầy, nắm trọn Thập nhị Thời Thần trong tay".

Chư Tiên Phật là các Đấng thọ thiên chức Khai hóa "Cửu Trùng Thiên", nên đứng vào hàng "Cửu Thiên Khai Hóa".

 

(1) Đó là Nhứt Khí hóa Tam Thanh.
(2) Cửu Trùng Thiên sẽ giải trong phần Giáo lý.






 VÕ TRỤ ĐỒ

Hồn thể

Quả vị


Thái Thanh Thiên

Kim Thân

A nậu đa la tam diệu tam bồ đề

Thượng Thanh Thiên

Tam diệu tam bồ đề

Ngọc Thanh Thiên

Linh hồn

Phật vị hay Đại giác Kim Tiên


Cửu
Trùng
Thiên

Cõi Thiên Tiên

Anh hồn

Bồ Tát hay Thiên Tiên

Cõi Địa Tiên

Nhơn hồn

Địa Tiên

Cõi Nhơn Tiên

Nhơn hồn

Nhơn Tiên


Cõi Thánh

Thánh thể

Thánh vị

Cõi Thần

Chơn thần

Thần vị


Cõi Phàm

Khí thể

Âm nhơn

Vật thể

Phàm nhơn


        

                 Các cõi trong Vũ Trụ với những danh từ theo Thông Thhiên Học và Huyền Bí Học

SƠ ĐỒ VŨ TRỤ

Các cõi trong Vũ Trụ

Hồn thể

Quả vị

Tam
Thanh
Thiên
Le plan Nirwana

Cõi Tối Đại Niết Bàn
Cõi nầy làm bằng Đệ nhất nguyên tử hay
Hư Vô chi Khí (Prana = TAO = Huyền Khí) hay Nguyên tử của Thái Cực

Chơn Linh với
Kim Thân

A nậu đa la tam diệu tam bồ đề

Cõi Đại Niết Bàn

Tam diệu tam bồ đề

Cõi Niết Bàn

Linh hồn với Kim Thân

Phật vị hay Đại giác Kim Tiên

Thượng
giới
Le plan mental

Cửu
Trùng
Thiên

Cõi Bồ Đề

Anh hồn với Pháp Thân

Bồ Tát hay Thiên Tiên

Cõi Thượng Thiên
Le plan mental supérieur

Nhơn hồn với Cái Trí
Le corps mental

Địa Tiên

Cõi Hạ Thiên
Le plan mental inferieur

Nhơn hồn với cái trí

Nhơn Tiên

Trung
giới
Le Plan astral
(Cõi Sáng)

Cõi Trung giới thanh nhẹ
Le plan astral

Thánh thể với cái Vía thanh nhẹ

Thánh vị

Cõi Trung giới

Chơn thần với Cái Vía bình thường

Thần vị

Hạ
giới hay Cõi Phàm trần
Le plan physique

Cõi Phàm
Cõi vật chất hữu hình

Khí thể Thân Tứ Đại với Không khí, Ngũ khí, Hư Vô chi khí, Tam bửu

Âm nhơn , các:đồng bóng, ma hiện hình nhờ chất Ether

Vật thể : Đất, nước, gió, lửa

Phàm nhơn

 Hai cõi Thái Thanh và Thượng Thanh Thiên rất siêu việt.
  Muốn biết rõ quả vị, xin xem bài luận về "Kiếp luân hồi" cuốn khác



 


LUẬT TIẾN HÓA


 Vòng tròn tỏa ánh sánh bên trên là Đại Linh Quang tức Thượng Đế  ( Nhất bổn tán vạn thù) => Ngài chiết thân xuống Hậu Thiên qua hằng triệu năm thành
cây cỏ thảo mộc (rễ ăn xuống đất) => tiến hóa nữa thành thú (đầu ngó ngang) => tiến hóa thành người ( đầu hướng lên) và VẠN THÙ QUI NHỨT BỔN
tức học để làm Trời
                                                         thánh giáo Đức Lê Đại Tiên giáng:
                                                                    "Tu là học để làm Trời,
                                                           Chớ đâu luôn kiếp làm người thế gian?

____



 

Video Tham Quan Thanh Dia Tay Ninh  1       4   5      7    8