NGUỒN GỐC
LOÀI NGƯỜI và NGUỒN
GỐC DÂN TỘC VIỆT NAM
Hà
Phước
Thảo
1. NGUỒN GỐC
LOÀI NGƯỜI.
Khi tìm hiểu về NGUỒN GỐC
DÂN TỘC, chẳng hạn, NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT NAM hay giống
BÁCH VIỆT, LẠC HỒNG,
LẠC VIỆT, GIAO CHỈ thì các nhà Nhân chủng
học, khảo cổ học và Dân tộc học phải
biết qua loài người từ đâu đến? Lịch sử thế giới chỉ
có tài liệu ghi ra khi
loài người có tiếng nói và chữ viết. Khi
mới bắt đầu có tiếng nói thì mỗi dân
tộc đều có truyền thuyết, văn chương thì truyền khẩu
và khi có chữ viết thì nền
văn chương truyền khẩu mới được ghi lại đầy đủ chi tiết, vì
trí nhớ con người
không sao, chép y nguyên bổn, mà quên
một phần hay thêm thắt theo ý riêng, do
đó, tam sao thất bổn hay vạn bổn và các truyền
thuyết về nguồn gốc dân tộc để
nói lên sự xuất phát, tiến hoá , di cư
và định cư ở đâu, thuộc giống nhân chủng
nào, pha trộn như thế nào... thì không bao
giờ đúng 100% theo tinh thần hoa
học. các nhà khảo cổ tìm thấy những xương sọ rồi
suy luận ra, nếu dùng phương
pháp Carbonne 14 như ngày nay với máy tính
điện tử để do thời gian thì chỉ biết
số tuổi chớ không biết rõ sự thật về đời sống của thời xa
xưa đó. Gần đây, các
nhà khoa học đã làm chương trình cho
máy điện tử rồi P.C diễn tả theo trí thông
minh từ con người đưa vào, chứ P.C. hay Software không
có sáng tạo nào mới, do
đó nguồn gốc hàng triệu triệu năm qua không diễn tả
rõ được. Khi khoa học chính
xác đến mức độ giới hạn gọi là " bất khả tri" thì
các khoa học gia mới đưa ra
lý thuyết để giải thích hay định lý chưa có
chân lý tuyệt đối mà chỉ tương đối
thôi. Hiện nay khoa học chính xác tiến khá
cao, nhưng chưa chắc cao bằng nền
khoa học đã bị chôn vùi trong dĩ vãng theo
chu kỳ Recycling thành, trụ, hoại,
diệt hay theo đường biểu diễn Parabol đến cực điểm rồi trở lại số
không để bắt
đầu lại hay là sắc tức thị không, không tức thị sắc,
cho nên các nhà khoa học
cố gắng vào Kim Tự Tháp ở Ai cập hay ở vùng Trung
Mỹ nghiên cứu thì cũng chỉ
biết đại khái mà thôi, nhất là khi Bộ lạc
Koji ở trên núi của nước Columbia Nam
Mỹ cho phép loài người văn minh vào để nhắn tin
báo động gởi cho Đại Hội Tôn
Giáo Thế Giới tại Chicago thì phóng
viên tham dự mới biết rằng chư vị
Huynh trưởng nầy không học, không đi đâu mà
biết hết mọi sự trên thế giới vì đã
ngồi trong núi, chỉ thiền định bằng nhìn vào
đá xanh 9 năm ( cửu niên diện
bích
) mà có thần nhãn hay lục thông. Cũng
có chư vị có thần nhãn do sự tự thôi
miên
như ông Edgar
Cayces ở Mỹ
qua sự tự thôi miên mà đã thấy nguồn gốc
loài người qua thần nhãn, thấy những
cuốn phim của cuộc đời các bệnh nhân, nguồn gốc của một
giống dân, của một chính
trị gia đầu thai trở lại làm đổi đời, đổi ý thức hệ cả
thế giới là gốc thuộc
người Atlanter là ông Gorbatschov và Đặng Tiểu
Bình. Cũng có nhiều vị chết đi, sống lại kể lịch
sử của linh hồn mình, của vòng luân hồi, của
thiên cơ như bà Betty J. Eadie
và cũng có
chư vị có thần nhãn nhờ thiền định mà thấy nguồn
gốc của linh hồn mình, nguồn
gốc của nhân loại như bà H.P.
Blavatsy và
viết bộ sách gồm 6 Tom như quyển The
secret
doctrine = la doctrine secrète = Die Geheimlehre =
Giáo lý Bí Truyền; cũng
có vị lịch sử của linh hồn trải qua các giống dân
như Đức Giám mục C.W.
Leadbeater ở
Anh quốc viết nhiều cuốn sách như L'occultisme dans la nature,
claivoyance...,
ông Gefrey Hudson viết nhiều cuốn sách diễn tả các
cõi vô hình vv., cho nên các
nhà khoa học muốn hiểu thêm hay muốn giải đáp những
bất khả tri trong trí thì
đọc những cuốn sách huyền bí học để so sánh chứ
không mài miệt vào khoa học
chính xác để chứng minh nữa, vì chứng minh
không được, khoa học giới hạn nầy người Tây
phương gọi là Esoterik (huyền bí học) hay
Grenzwissenschaft (khoa học hạn chế mức hiểu biết). Tất cả những
bí mật về loài người
được viết trong những cuốn sách đã được đưa
lê n mạng
Lưới Toàn Cầu bằng đủ các thứ tiếng
hoặc đang dịch ra và sẽ đưa lên, hoặc dùng tiếng
Anh, nhờ Hãng Altavista dịch
trực tiếp ra tiếng nước khác.
http://www.altavista.com
http://babelfish.yahoo.com/
Một số lớn những
nhà nghiên cứu bằng khoa học chính xác hay
khoa học thiên nhiên trong nhân loại không
tin những gì không chứng minh được cụ thể và vẫn
tin tưởng theo thuyết tiến hoá
của ông Darwin, cho rằng loài người do vượn mà
thành, vì loài vượn có hình thể
gần giống như thân thể con người hơn các loài
khác.
Khoa nhân chủng học chỉ
nghiên cứu về con người, còn nguồn gốc thì khoa
khảo cổ cho biết loài người đã
có lâu rồi, nhưng chưa biết chắc khởi điểm là bao
lâu, và cũng cho rằng đã có
hằng triệu năm rồi, trong khi Tiên tri Moses viết ra thì
thời gian ngắn quá, do
đó tôn giáo chưa nói rõ về nguồn gốc
loài người theo tinh thần khoa học như
khảo cổ học và nhân chủng học, thí dụ kinh
thánh nói hai người đầu tiên do Đức
Giê-hô-va tạo ra bằng cách tạo ra bằng đất,
ngài hà hơi vào lổ mũi thì có
sự sống, còn Đức Lão Tử thì cho biết con người
là một trong Tam Tài (trong chữ
THIÊN có
tam
tài
là
Thiên
Địa
Nhơn),
do
Âm
Dương, ngũ
khí, ngũ hành tạo ra
theo sơ đồ do hai vị Vua trong Tam Hoàng Ngũ Đế tìm thấy
trên hai con vật linh
mà vẽ ra Bát Quái đồ hay Sơ đồ Sanh Hóa Vũ
Trụ qua quyển Kinh Dịch chứ chưa nói
về nguồn gốc chính xác là hồi nào có
loài người, như vậy khoa học vẫn đang tìm
nguồn gốc loài người và nguồn gốc các dân
tộc vì chưa tin tôn giáo. Khoa học và
tôn giáo tuy đứng ở hai vị trí khác nhau
trong kiến thức của loài người, nhưng
cũng bổ túc cho nhau ở giai đoạn mà trình độ của
loài người tiến hóa đến khá
cao, khi người ta biết thực hành phương pháp thiền định
mà mở lục thông. Khi có
lục thông như Đức Phật Thích Ca thì ngài
cũng không nói thời điểm có loài người
trên trái đất, mà ngài chỉ nói
cái chu kỳ kín cứ luân lưu mãi do 12
nhân duyên
mà có nhân loại. Ngài cũng không đề
cập Đấng Tối Cao sanh hóa vạn vật như Độc
Thần đã dạy. Như vậy Đức Phật đã dạy khoa học chứ
không dạy tôn giáo như các
giáo lý của các Đạo đã có trước như
Bà-la-môn giáo. 543 năm sau, Đức Chúa
Giê-su mới trở lại Độc Thần, nhưng cũng không nói
rõ nguồn gốc con người theo
tinh thần của khoa học.
Vào năm 1926 Đức Thượng Đế mở Đạo mới ở Việt nam thì
ngài nói rõ hơn về sự tiến
hóa và được thánh giáo diễn tả ra để được
vẽ sơ đồ về sự tiến hóa chung cho
nhân loại qua hằng triêu triệu năm mới có sự chuyển
cấp từ loài thú lên hàng
nhân loại như tiến trình là Thực vật tiến lên
thú cầm, thú cầm tiến lên loài
người ( Nhất bổn tán vạn thù) và từ loài
người trở về với nguồn gốc nơi đã đi
ra là Đại Linh Hồn của Vũ Trụ. Xin quí vị đọc bài
"Nhơn vật tiến hoá"
trong quyển Đại Thừa Chơn giáo thì rõ.
Người Việt nam muốn tìm hiểu rõ nguồn gốc của dân
tộc mình nào là qua truyền
thuyết, nào là do các nhà nhân chủng
học đưa ra lý thuyết cho rằng dân tộc Việt
nam từ Tây Tạng lần xuống phía Nam (do các
nhà nhân chủng học <Pháp), nào là
do giống Melanesien hay Indonesien
ngoài các đảo tiến vào đất liền sanh sống,
vì khi nghiên cứu ngôn ngữ của các
Nhóm chủng tộc Miền Cao Nguyên Trung phần thì
có những âm thanh giống như những
giống người ở các đảo Thái Bình Dương, nào
là sự khảo cứu qua lịch sử của Trung
quốc thì cho rằng người Việt là một trong một trăm giống
Việt ở phía nam sông
Dương Tử và về sau nhà văn Bình Nguyên Lộc
cũng có sáng kiến là cho rằng ngưòi
Việt thuộc giống Indonesien và đã viết sách chứng
minh, nhưng tất cả không có
một sự hợp lý theo đa số tuyệt đối làm nền tảng thoe tinh
thần khoa học, nên
không được các sử gia và các nhà
nhân chủng học chấp nhận. và vẫn cứ chờ đợi
một tài liệu nào khác hay lý thuyết
nào đúng hơn. Để đưa ra một dẫn chứng khả
dĩ do sự so sánh mà lấy phần trung dung hợp lý,
chúng ta có thể dựa vào sử ký
Việt nam được viết ra từ trước làm tài liệu cho việc
tìm hiểu nguồn giốc dân
tộc Việt nam, chúng ta thủ nói về Nguồn gốc dân tộc
Việt nam qua lịch sử.
2. NGUỒN
GỐC DÂN TỘC VIỆT NAM THEO LỊCH SỬ HAY NGUỒN GỐC GIỐNG BÁCH
VIỆT
Tại Việt nam có 54 dân tộc thiểu số mà các
nhà dân tộc học đã nghiên cứu về
lich sử, đời sống, ngôn ngữ, văn hoá , nghệ thuật nhất
là truyền thuyết về sự
khai sanh của dân tộc. Mỗi dân tộc trong các
Nhóm nầy từ Bắc chí Nam đều có một
truyền thuyết riêng như khởi nguyên ở đâu, sanh ra
thế nào, phát triển ra sao. Những
huyền thoại nầy được xem như là những tài liệu truyền
khẩu trong Nhóm dân tộc
đó chớ không coi như lịch sử truyền miệng chung của
dân trên cả lãnh thổ hình cong chữ S, nhưng
suy đoán ra thì người ta biết
được vùng đã phát nguyên nhóm người
đó. Riêng dân tộc Việt nam là một giống
dân
chiếm đại đa số trên lãnh thổ thì nguồn gốc rất cần
thiết để làm bằng chứng cho
quốc tế về địa dư trong những sự tranh chấp biên giới.
lãnh thổ, các đảo ngoài
khơi, nhất là trong giai đoạn một mất một còn đối
vơí nước to lớn nằm phía Bắc
đang muốn chiếm cứ các nước nhỏ hiện nay. Trung quốc dùng
lịch sử để chứng minh
rằng các nước chung quanh đều là người từ Trung
quốc đi ra, chẳng hạn
nước Nhựt có nguồn gốc là từ nội địa thời ThầnThủy
Hoàng đi tìm thuốc truờng sanh bất tử, đi thuyền ra
các đảo hoang tìm dược thảo, thấy cảnh đẹp, tự do
và dễ sống nên ỏ lại lập nghiệp làm nước
riêng và hiện nay vẫn giữ
thứ chữ giống như thứ chữ tuợng hình của nhà Hán
đã viế và họ có 4 loại chữ cho
ngôn ngữ khác nhau, nhưng cùng viết một thứ chữ phổ
thông và học chung một tiếng, như vậy họ là người
Nhật bản gốc Trung Hoa sáng mở mắt ra là thấy mặt trời
lên từ phương Đông nên làm cờ hình mặt
trời; còn Tây tạng viết theo kiểu
khác, Mông cổ viết và nói theo ngôn
ngữ và chữ viết khác, Việt nam lại có lịch
sử chữ viết qua 3 giai đoạn Hán+Nôm+Quốc ngữ và
hiện nay viết theo quốc tế với
mẫu tự La-tinh. Do đó, Việt Nam có lòng tự
hào là một dân tộc luôn luôn TỊ NẠN để đi một ngày
đàng học một sàng khôn mà tiến bộ
luôn :
Từ ít dân nên sức yếu nằm trong cái nôi
với nền văn minh "Trống Đồng" và "Hoà Bình,
Đông Sơn", Bách Việt dân số ít ỡ giữa
dân số đông phải đi ra tị nạn và tìm đất
sống, khi dân số
đông quá thì khai khẩn chung quanh mà nới
rộng đất mà sinh sống hay làm cuộc
Nam Tiến. Khi chấp nhận lịch sử do ngưòi Trung Hoa viết theo bản
đồ đã in giống Hán tộc công nhận giống Bách
Việt đã từng sống trên hai tỉnh Quảng Đông và
Quảng Tây thuộc Trung
quốc theo bản đồ nầy của Trung quốc vẽ từ xưa còn lưu trong Bản
Tàng Viện Bắc Kinh thì ý chí hồi hương lấy
lại cứ ở trong đầu óc giuống Lạc Hồng, cho nên Vua Quang
Trung Nguyễn Huệ đã chuẩn bị đánh lấy lại quê hương
xưa.
3. Lịch sử của Trung quốc
có từ thời nào thì lịch sử của dân tộc
Bách Việt
cũng có từ thời đó.
Theo Khâm Định Việt Sử
Thông Giám Cương Mục.
Quốc Sử Quán Triều Nguyễn soạn thảo
(1856-1881).
Hùng
Vương.
Dựng
nước
gọi
là
Văn
Lang,
đóng
đô ở Phong
Châu
Hồng
Bàng thị. Đầu là Kinh Dương Vương, tương truyền
là vua trước tiên của nước Việt ta. Kinh Dương Vương sinh
Lạc Long Quân. Hùng Vương
là con Lạc Long Quân.
Nguyên xưa, Đế Minh,
cháu
ba đời Viêm đế Thần Nông thị , đi tuần
sang Nam, đến Ngũ Lĩnh , lấy Vụ tiên nữ, sinh con là Lộc Tục
có đức tính hoàn toàn. Đế Minh
yêu Lộc Tục lắm, muốn truyền ngôi cho, nhưng Lộc Tục cố
nhường cho anh là Nghi.
Bấy giờ mới lập Đế Nghi làm vua nối ngôi, thống trị phương
Bắc (Trung Quốc), phong
Lộc Tục làm Kinh Dương Vương, thống trị phương Nam.
Kinh Dương Vương sinh con
là Sùng Lãm, gọi là Lạc Long Quân.
Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh trăm con trai.
Ấy là tổ tiên của Bách Việt , suy tôn người
trưởng lên làm Hùng Vương, nối ngôi vua, dựng
nước gọi là nước Văn Lang, đóng đô
ở Phong Châu; truyền nối mười tám đời đều gọi là
Hùng Vương.
Thời bấy giờ, cư dân
khi
xuống nước, hay bị loài giao long làm hại, Hùng
Vương dạy dân lấy mực vẽ hình
loài thủy quái xăm vào mình. Từ đó
mới tránh khỏi nạn. Nước ta cái tục xăm mình
có lẽ bắt đầu từ đấy.
Tuy
nhiên, để trở về nguồn gốc xa xưa thì chúng ta biết
rằng các lục
địa bị sụp xuống và biển đã trồi lên nhiều lần tạo
nên các lục địa có hình thể
khác nhau. Do khí hậu khác nhau mà
hình thể, màu da cũng khác nhau để thích
ứng
với thiên nhiên và qua cả bao ngàn năm
thì loài ngươì ngày nay mơî có
hình dáng
khác nhau như thế theo sự thích hợp và ảnh hưởng
bởi Ngũ Khí, ngũ hành. Cổ
sử đã chứng minh có lục địa Lemurien và những
người đầu tiên từ Phi châu mà đi
ra, di cư đến Âu châu, Á châu, còn
giống dân da đỏ là giống còn sót lại của
dân
của lục địa Atlantis có một nền văn minh rất cao bị chìm
sâu dưới Đại Tây
Dương, các kiến trúc còn lại là những Kim
Tự Tháp.
Những giống
di dân từ Phi châu qua hướng Đông gọi là giống
Mông cổ. Giống
nầy có hậu duệ là giống Hán tộc và
Bách Việt. Như vậy lý thuyết về sự di dân và
tị nạn là từ lục địa đi ra, chứ lý thuyết của các
nhà nhân chủng học hay của
nhà văn Bình Nguyên Lộc cho rằng tư các đảo
giữa Thái Bình Dương hay từ Nam
Dương vào lục địa hay vào bán đảo Đông Dương
thì không hợp lý, khi chứng minh
rằng đảo hoang thi do người từ lục địa ra lập nghiệp chứ khôg
có dân tộc nào mà
tự nhiên mà có từ các đảo nhỏ.
Các
nhà nhân chủng học nghiên cứu về giống người
Pygmée thì mới thấy sự
tiến hoá là do sự học hỏi, tức cách vật trí
tri như lý thuyết của Đức Khổng Tử, nghĩa là học
khoa học được là do sự tìm
tòi trong thiên nhiên. Trí khôn từ
đâu mà có? Đó là học và kinh
nghiẹm trong thiên nhiên: Tiên tri Moses đã
cho
tấy rất rõ khi kể huyền thoại A-Đam và Ê-va,
trái cấm hay thức ăn tinh thần,
Con rắn hay sự tò mò, bị đuổi ra khỏi Địa Đàng hay
tự lo lấy, tự học, tự tìm. Nếu
chúng ta lấy nhân chủng học với tâm lý học
và mượn Kinh Thánh giải thích thì
thấy rất hợp lý.
Tóm
lại loài người sống nhờ di dân, tìm nơi nào
có nước hay những con
sông. Do đó, lịch sử loài người là sự tiến
hóa lâu dài.
Lịch sử của
dân tộc, của Nhóm chủng tộc là sư kéo
dài của nền văn minh
và sự tiến hóa.
Theo tác giả .D.V.N.
trên TCNL:
“Vài
nét về lịch sử Bách Việt
Bách Việt là tiếng của người Hán dùng để
chỉ tập hợp các sắc dân chủng Việt
(phần lớn cư ngụ tại miền nam sông Dương Tử) mà người Hoa
Hán gặp gỡ và tranh
đấu khi họ bành trướng từ Hoa Bắc xuống Hoa Nam. Lãnh thổ
của bộ tộc Bách Việt,
theo huyền sử, là nước Xích Quỷ
dưới quyền vua Kinh Dương, bắc giáp Hồ Nam, nam giáp
Chiêm Thành, tây giáp Tứ
Xuyên, đông giáp biển Đông. Vào thời
Xuân Thu Chiến Quốc khoảng thế kỷ thứ ba
trước Tây Lịch (TTL), sử sách ghi nhận các nước Hồ
Việt (ở Hồ Nam), U Việt (ở
Triết Giang), Mân Việt (ở Phúc Kiến), Đông Việt (ở
Giang Tây), Nam Việt (ở
Quảng Đông), Âu Việt (ở Quý Châu & Quảng
Tây), Điền Việt (ở Vân Nam), Lạc
Việt (bắc Việt Nam), Chiêm Việt (đảo Hải Nam), v.v...
Các nước này nằm kế tiếp nhau từ miền nam sông
Dương Tử, qua lưu vực sông Hồng,
xuống tận bình nguyên sông Mã. Đó
là chưa kể những tổ hợp người Việt sống rải
rác miền tây nam Trung Quốc chưa tổ chức thành quốc
gia, có khi còn gọi là dân
Bách Bộc. Nhưng cũng có nhà nghiên cứu lại
cho rằng
Bách Bộc hay Bộc Việt là tiếng người
Hoa Hán dùng để chỉ chủng tộc Việt ở phía bắc
sông Dương Tử.
Sau khi nhà Tần thống nhất được miền bắc Trung Quốc và
một số lãnh thổ miền nam
sông Dương Tử, các nước Việt nhỏ dần dần bị suy sụp, chỉ
có Mân Việt, Đông Việt
và Nam Việt nhà Triệu (bao gồm Nam Việt, Âu Việt,
Lạc Việt ) là còn tự trị.
Sang đến thế kỷ thứ nhất TTL, các nước này cũng bị
nhà Hán thôn tính nốt, tuy
rằng các tổ hợp Bách Việt vẫn sống rải rác khắp
miền nam Trung Quốc. Trải qua
thăng trầm của hai ngàn năm lịch sử, phần lớn lãnh thổ
Bách Việt đã bị sát nhập
vào bản đồ Trung Quốc và rất nhiều văn minh Bách
Việt dần dần bị đồng hóa vào
văn minh Trung Quốc.
Tác giả khác là ................ phê
phán như sau:
“Đến đây, người viết xin nhấn mạnh ba điểm. Thứ nhất, trong
TVTVĐM, học giả PVC
có vẻ hàm ý lãnh thổ sinh hoạt của bộ tộc
Bách Việt giới hạn vào miền nam sông
Dương Tử. Thật ra, các công trình nghiên cứu
khảo cổ và nhân chủng học gần đây
cho thấy người Bách Việt đã vượt sông Dương Tử rất
lâu trước khi văn minh Trung
Quốc bắt đầu thành hình.
Gần hơn nữa, trong thời Xuân Thu Chiến Quốc, người Bách
Việt sống rải rác trong
các vùng Hoa Bắc, điển hình là nước Sở (ban
đầu, gồm Hồ Bắc ngày nay), nước Tề
(Sơn Đông), nước Tấn (Sơn Tây-Hà Bắc), v.v...
Thứ hai, vì chỉ có nước Việt Nam vẫn còn
dùng chữ Việt trong quốc hiệu, có
người ngộ nhận cho rằng người Bách Việt đã bị đồng
hóa vào văn minh Trung Quốc,
ngoại trừ người Việt Nam. Thật ra, như học giả PVC đã nhấn mạnh
ngay từ đầu,
tất cả các quốc gia ĐNÁ như Miến Điện, Thái Lan,
Lào, Việt Nam, Căm Bốt, Mã
Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, v.v..., đều do hậu duệ của đại
chủng Bách Việt
thành lập tại những thời điểm khác nhau. Theo học giả,
Thái Lan có thể xem là
một nước có nguồn gốc gần gũi với Việt Nam hơn cả.
Người Thái chính là bộ tộc Lý thuộc
nhóm Âu Việt ở Quảng Tây trong nước Nam
Việt nhà Triệu cũ. Sau khi Nam Việt nhà Triệu bị
nhà Hán thôn tính, người Thái
bỏ nước di cư, lập ra nước Nam Chiếu (Đại Lý). Đến thế kỷ 13,
Đại Lý bị quân
Mông Cổ phá vỡ hoàn toàn. Chính trong
dịp này, người Thái lại nam thiên và hội
tụ với các sắc dân Thái địa phương, sáng lập
ra các vương quốc hùng mạnh, tiền
thân của nước Thái Lan và Lào ngày
nay. Điểm đáng chú ý là người Đại Lý
đã đóng
góp xương máu vào cuộc khởi nghĩa chống Hán
của Hai Bà Trưng, cũng như đã hai
lần chiếm lại thủ phủ Đại La (Hà Nội) từ nhà Đường
vào thế kỷ thứ 9.
Thứ ba, học giả PVC cũng không quên nhắc đến hai vương quốc
cổ, Chiêm Thành và
Phù Nam. Theo học giả, người Chàm đã trở về với
khối gia
đình Lạc Việt, còn người Phù Nam đã
hòa vào tộc
Mon-Khmer. Tuy ngày nay Chiêm Thành và
Phù Nam
không còn chỗ đứng riêng trong tập thể ĐNÁ,
hai nước này đã đóng vai trò rất
quan trọng trong thời kỳ đầu Tây lịch. Chiêm Thành
và Phù Nam từng là gạch nối
giữa tổ hợp đã suy sụp (Nam Việt nhà Triệu) và
các tổ hợp đang hình thành ở lục
địa cũng như hải đảo, cho dòng giống Bách Việt còn
mãi mãi nối tiếp“.
Theo các
nhà huyền bí học thì
giống Mông Cổ ở khắp Á châu trong khi hình
thể ngũ châu thành hình như ngày
nay. Do sự lai giống mà Á châu có những
giống khác nhau, ngôn ngữ khác nhau vì
không có phương tiện di chuyển, mỗi nơi nói một thứ
thổ ngữ riêng. Giống sống
Miền Bắc của Á châu hay nước Trung Hoa mang tên
là Hán tộc, các giống ở phía
nam gọi là Bách Việt. Giống Bách Việt di tản
vì sức ép quá mạnh của Hán tộc mà
mở cuộc Nam tiến. Một số về hướng Tây Nam lập nên
các nước Thái Lan, một nhóm
ít hơn lập nước Lào, còn Nhóm dân
có hai ngón chân tréo nhau vì đi bộ,
mấu đất
bùn mà thành ra hai ngón chân bị cứng
như thế nên ngươì Hán gọi là dân Giao
Chỉ.
Lịch sử Việt
nam được viết khi
có thứ chữ mượn của Hán tự, chế biến ra chữ Nôm
mà viết ra. Những cuốn sử bằng
chữ Nôm cũng chỉ ghi lại truyền thuyết của thời lịch sử truyền
miệng vì chưa có
tài liệu chính xác, tuy nhiên phần cổ vẫn
đáng tin cậy hơn những cuốn sử do
người đã học thuyết lạ và bị ảnh hưởng mà iết ra.
Nếu đã dịch thì người đọc
cũng nên lưu ý là phải so sánh với bản
chánh chữ Hán thì mới chắc chắn không bị
bẻ quẹo, thêm thắt, phê bình theo quan niệm của chế
độ.
Một chế độ
kéo dài mà các sử
gia chưa viết kịp thì thời gian sẽ xoá mờ những sự kiện
lịch sử. Việc tìm kiếm
các sự kiện lịch sử rất cần thiết để giúp các sử
gia viết cho chính xác.
Nguồn gốc của
giống Bách Việt
không chỉ riêng dân tộc Việt nam mà cả những
dân tộc thuộc giống Mông Cổ đi ra
khắp nơi ở Vùng Đông Nam Á, kể cả các Đảo
như Mã lai, Nam Dương, Guinée,
Philippines, Nhật bản... khi các sử gia và các
nhà nhân chủng học so sánh và
tìm hiểu khởi nguyên lịch sử của các dân tộc
nầy.
4.
Giống Bách Việt hay dân tộc Lạc Việt là
tác giả KINH DỊCH.
Một sự kiện quan trọng
để chứng minh Giống Lạc Việt là tác giả KINH DỊCH với
Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên
Bát Quái là dùng truyền thuyết nguồn gốc
dân tộc là Lạc Long Quân với Bà Âu Cơ,
và còn có thêm truyện bà Nữ Oa mà
luật
Âm
Dương
giải
thích
bằng
tượng
trưng
qua truyền khẩu
chứ không viết
thành văn cùng với bửu pháp tu theo Tiên Đạo
thời Thượng Cổ
là Thượng Nguơn Thánh Đức lúc có Tam
Hoàng Ngũ Đế cai trị với cảnh thái bình của Minh
Quân Nghiêu và Thuấn dùng Kinh Dịch như
là Thiên Thư để tu học, là cái bản đồ
Càn Khôn Vũ Trụ và bản đồ luyện đơn dược với thời
Hạ Nguơn Mạt Kiếp nầy qua Kinh Dịch trong Đạo Cao Đài,
chính do Đức Thượng Đế dạy luyện Đạo. Nhứt bổn tán vạn
thù và Vạn thù Qui Nhứt Bổn là điểm gặp
nhau của khởi điểm và cuối điểm để nối vòng chu kỳ
kín lại trùng hợp nhau. Như vậy chúng ta chắc chắn
như Tam Đoạn Luận: 1) These: Đức Thượng Đế dạy dân
Bách Việt tu Tiên ( Lão giáo) bằng Kinh Dịch
vào thời Thượng Cổ.
2)
Antithese:
Đức
Thượng
Đế
dạy
dân
Việt Nam tu theo Cao Đài Đại Đạo ( Chiếu Minh)
bằng Kinh Dịch vào thời Hạ Ngưon Mạt Kiếp.
3)
Thượng
Ngươn
và
Hạ
Ngươn
đều
được
Đức Thượng Đế dạy tu luyện
theo Kinh Dịch và nối thành chu kỳ kín. Vậy Kinh
Dịch do dân tộc Việt Nam là tác giả đầu tiên
lúc chưa có thứ chữ riêng nên vẽ sơ đồ
trên lưng hai con vật linh là con Long Mã và
con Linh Qui.
Tam Đoạn Luận kế:
1) Thèse : Truyền thuyết Lạc Long Quân và Bà
Âu Cơ hay giốmng Bách Việt : Vua thuộc nam là
DƯƠNG hay Yang ( +) hay Thái Dương, lại ở dưới nước tức dưới
Động Đình Hồ, nước là thủy hay Âm (-), Trong
Âm có Dương (vua).
Hoàng Hậu là Bà Âu Cơ là nữ Yin (-)
lại ở trên núi, núi là Dương hay Yang
(+) = Thái Dương. như vậy Trong Dương có Âm.
2) Antithèse: Kinh Dịch diễn
tả đồ hình Tiên Thiên BátQuái
và Hậu Thiên Bát Quái giống như truyện thần
thoại nguồn gốc giống Bách Việt về Âm Dương: Thái
Dương, Thái Âm, Thiếu Dương, Thiếu Âm.
3) Kết luận: Bảnđồ Việt Nam
hình cong chữ D chia vòng Vô Cực ra làm hai:
Thái Dương là đất liền, Thái Âm là
biển Đông hay Biển Việt Nam, chứ không phải Mer de Chine
như Tàu vẽ, Đảo Hải Nam là của Bách Việt là
Thiếu Dương, Hồ Tonlésap của Cao Miên là Thiếu
Âm. Lấy compas chấm ngay giữa Miền Trung quay tròn
thì hình thể nước ViệtNam chia Vòng V5ô Cực
ra đúng y như Lưỡng Nghi, Tứ Tượng. Nhu vậy hợp đề : Kinh Dịch
do chính giống Bách Việt viết ra, do chính giống
Bách Việt biết tu Tiên ( chữ Nhơn + chữ Sơn = chữ
Tiên ), còn ngày nay dânViệt Nam được
chính Đức Thượng Đế dạy TU TÁNH + LUYỆN MẠNG cũng bằng
Kinh Dịch và cuộc Nam Tiến để vẽ Bản Đồ của Bát
Quái Đồ không do ngẫu nhiên mà hình
thể giống y như vậy, mà do Thiên định, cho nên việc
di dân Việt Nam đi khắp Năm Châu cũng nằm trong Thiên
Cơ (Bộ Máy Trời) chứ không phải do con người điều khiển :
Mỹ rút quân, Bắc chiếm Nam, Cộng sản cai trị cho cả
dân tộc đau khổ để một nhóm người làm giàu
mà thôi là luật Nhân Quả tác động.
Đức Thượng Đế tiên tri
vào năm 1925 và định sẵn:
"Từ đây nói
giống chẳng chia,
.........................................
Nam,
Bắc
cùng
rồi
ra
ngoại
quốc,
.................................................
"
Tại sao dân tộc
thái bình mà không tiến hóa nhanh như
Nhật Bản và Tây Đức sau chiến tranh? vì Đức
Di Lạc giáng cơ tại Trước Lâm Thánh Đức Thiền Điện
có cho biết:
" Tổ Tiên đã đổ
máu đào,
Cũng
vì
Hồng
Lạc
sa
vào
hố
sâu" (Đàn
cơ tại HT Di Lạc, 1974, lúc Đại Lễ Mừng Long
Hoa Hội Khai Diễn) và
ngài còn
cho biết tại sao có người chiếu đấu cho ai? ai gạt? mắc mưu ai?
"Thương cộng chú cộng
chan dầm,
Vào
sanh,
ra
tử
lại
lầm
kế
ai." (Đàn cơ tại
HT Di Lạc, 1974)
Lầm kế ai? Đó là
kế của các dân tộc khác bắt làm gà
đá độ cho họ, sau đó học chiếm đất, kho tàng....
Xin chư độc giả đọc trang : Kinh
Dịch Cao Đài thì thấy rõ hơn chi tiết.
Khoa Khảo Cổ đã giúp nhiều
cho các học giả để chứng minh chính xác Nguồn gốc
Dân tộc Việt Nam. Chẳng những gống Bách Việt tìm ra
đồng đen trước tiên ở Châu Á và còn
có nghệ thuật điêu khắc tinh vi thể hiện nơi trống đồng
Ngọc Lũ, mà còn đã phát minh về phương
pháp Nông nghiệp là cấy được lúa xuống nước
và công nghệ đá và đã làm rất
nhiều món đồ quí hiện còn giữ ở các Bảo
Tàng Viện tại Việt Nam (Quí vị có thể tham khảo
trang :
- Nghiên
Cứu
Văn-Hóa
Tiền
Sử
:
VIỆT-NAM,
TRUNG-TÂM
NÔNG-NGHIỆP
LÚA
NƯỚC VÀ CÔNG-NGHIỆP
ÐÁ, XƯA NHẤT THẾ-GIỚI của BS tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh
tại Canada và tài liệu của cố
Giáo sư Kim Định.
và nhất là tại
liệu về Kinh Dịch Cao Đài và Bửu pháp Đại Đạo
thì trong các bái thánh giáo đều
giải rõ về Kinh Dịch, Tiên Thiên, Hậu Thiên,
Bát Quái...như vậy Kinh Dịch do Đức Thượng Đế dạy cho
dân Bách Việt (Mở đầu chu kỳ) tức dân Lạc Hồng tộc
hay Việt Nam ngày nay (kết thúc cuối chu kỳ tiến
hóa, trở lại vòng tròn kín),
như vậy Thiên Ý và Thiên Cơ do Sách Trời đã định
rồi, đúng như mấy câu thơ của cụ Lý Thường Kiệt khi
đánh Tống tuyên bố:
Nam
Quốc
Sơn
hà
Nam
Đế
cư,
Tiệt
nhiên
dịnh
phận
tại
Thiên
Thư.
updated:
27.11.2008
|