Đức Quán Thế Âm Bồ Tát




Đức Thường Cư Nam Hải Quan Âm Như Lai

ĐỨC QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

THƯỜNG ngày đi biển vái Phật Bà,,
Vượt biển, ghe chìm, CƯ đảo xa,
Cầu nguyện NAM HẢI QUAN ÂM cứu,
NHƯ LAI gọi Cá + tàu chở ra.

QUÁN xét khắp nơi ở THẾ gian,
ÂM vang than thở đâu khổ nàn,
Như Lai giáng xuống xưng BỒ TÁT,
Để độ người hiền được phúc an.
                                H. P. Thảo





HinhQuanAm

                   


Theo lời dạy của Quan Âm Bồ Tát, ngay từ bước đầu vào Ðạo, người tu thân nên nhớ 4 điểm sau đây để tạo điều kiện dễ dãi trên bước đường hành Ðạo:


Ðiểm thứ 1: HY SINH. Lòng hy sinh là hiến dâng tất cả những gì ích kỷ riêng của mình cho kẻ khác. Hy sinh từ việc nhỏ đến việc lớn. Thí dụ như: Hy sinh rượu thịt chè chén béo miệng ngon mồm, tránh giết hại loài vật đang cần sự sống. Hy sinh lời nói cay đắng đau khổ xấu hổ nhục nhã cho kẻ khác trong lúc trái ý, nóng giận bực bội. Hy sinh những tranh tụng làm tha nhân tán gia bại sản để đạt nguồn lợi bất chính cho lòng tham vọng nảy sanh. Hy sinh mọi lạc thú riêng tư ích kỷ xa hoa phung phí để giúp đỡ người đời trong lúc thiếu thuốc thiếu cơm màn trời chiếu đất. Có đức hy sinh là đã tạo được nhân lành quả tốt sẽ khấu trừ mọi nghiệp quả xấu tiền khiên trong khoảng đời quá khứ. Mỗi lần hy sinh ắt có sự níu trì giữa tánh ích kỷ và lòng vị tha. Nhưng cố gắng vượt qua được sẽ được phù trợ lại bằng khoan khoái tinh-thần, cõi lòng mát mẻ, trí tuệ hoát khai. Tiếp theo sự hy sinh luôn tác dụng của nó là phụng-sự.


Ðiểm thứ 2: ÐỘ ÐỜI. Phụng-sự nơi đây không phải nhằm chỉ riêng về khía cạnh vật-chất mà đặt nặng về tinh-thần trong câu tự giác giác tha, tìm mọi cách, tận dụng mọi hoàn cảnh, mọi cơ hội, đem giáo lý đạo-đức để bày giải thức tỉnh mọi người đời đi về đường đạo-lý. Sự độ đời nơi đây không phân biệt màu da chủng tộc gì hết. Cả nhân sinh hoặc chúng sinh đều do một nguồn gốc mà ra, do đức háo sinh của Thượng-Ðế mà có. Ðộ đời cũng là tạo được cái nhân lành ở phần âm chất.
Ðiểm thứ 3: CÔNG QUẢ. Công quả nơi đây đừng quan niệm chỉ gò bó trong phạm vi Chùa Thất, Hội Thánh, Tòa Thánh mà gọi là công quả cho Thiêng-Liêng để đổi lại phần cứu rỗi. Công quả nơi đây phải quan niệm về nhân sinh thế đạo, đem mọi hành động, cử chỉ đạo lý áp dụng vào đời sống thường nhựt giữa con người và con người với nhau. Hãy đối xử với nhau cho phải tình nghĩa hiếu trung liêm sỉ chánh chơn. Công quả lo giúp đời trên mọi phương diện trong đời sống thường nhựt, lo cho người tất là lo cho mình, giúp người đời tức là giúp cho mình. Công quả cũng là gây tạo được nhân lành quả tốt về âm chất mà đó là nêu gương sáng đạo-đức cho kẻ khác cảm hóa mà làm theo.
Ðiểm thứ 4: LẬP VỊ. Lập vị nơi đây không có nghĩa là thiết lập mọi địa vị uy quyền tạm bợ nơi cõi vô thường nầy, mà cũng không phải lập cho mình có danh vào hàng Thiên-phong Chức-sắc để lãnh đạo một tôn-giáo. Lập vị nơi đây là bao gồm 3 lãnh vực vừa kể trên, đó là: Hy sinh, Ðộ đời, Công quả. Chỉ biết làm 3 điều đó trong vô tâm, không tham giận, không dụng ý, không cầu mong. Cõi lòng mở rộng như như, làm những điều cõi lòng thúc giục hợp với Thiên-lý. Ðó là tạo tất cả những nhân lành quả tốt. Càng nhiều nhân lành quả tốt, càng khiêm tốn nhân nhượng, khước từ mọi tiếng khen của người thế gian. Lập vị không phải cầu mong muốn tạo Tiên tác Phật, mà đương nhiên sự ấy phải đến, nghĩa là lòng chỉ mong lập công bồi đức hành Ðạo để giúp tay Thượng-Ðế, phụng sự Thiên-cơ với lòng vô tư, không lập vị hữu ý mà địa vị hoặc ngôi vị Thiêng-Liêng đã dành sẵn cho người đáng vị trí của nó.

Trích: PHƯƠNG PHÁP TU THÂN HÀNH ÐẠO
MINH-LÝ THÁNH-HỘI, Tuất thời mùng 1 tháng 3 năm Kỷ Dậu (3-5-1969)


BỒ TÁT QUAN THẾ ÂM – Thúy Vinh & Trang Mỹ Dung


12 Lời Nguyện của Bồ Tát Quan Thế Âm


Trường Ca Kinh Phổ Môn


THIÊN THỦ THIÊN NHÃN



http://antruong.free.fr/QUANAMBOTAT.html
http://caodaigiaoly.free.fr/
             updated 10:14´    4.4.2010  Bad Aibling, Germany
             haphuocthao2006@yahoo.de