TRƯỜNG SƯ PHẠM VĨNH LONG



LỊCH SỬ
( theo Giáo sư Hồ Văn Chính, Nguyễn Thành Sơn. Phan Thanh Phú)

T
rường Sư Phạm Quốc Gia Vĩnh Long khởi có vào năm 1958, là ngôi trường sư phạm đầu tiên ở Miền Tây. Khởi đầu trường thu nhận Giáo Sinh đào tạo theo ngạch GIÁO VIÊN TIỂU HỌC hệ 1 năm. Dường như khoá cuối cùng của hệ này là NK 62-63 .

Trường
Sư Phạm Quốc Gia Vĩnh Long được tài trợ của Unesco xây dựng rất qui mô ( mỗi khóa đủ chỗ cho 600 gs với 2 nội trú nam nữ và 1 trường sư phạm thực hành) trên đường Nguyễn Huệ hoàn chỉnh vào năm 1962 cùng với trường Qui Nhơn. Và niên khoá 62-63 khai giảng khoá 1 ngạch GIÁO HỌC BỔ TÚC hệ 2 năm.Từ đó, những khoá tiếp theo là khoá 2,3,4....đến năm 73 thêm 2 lớp sư phạm mẫu giáo. Khoá 12 và 13 cùng ra trường vào năm 1975.

4/1975 là trường Sư phạm sơ học Tây Nam bộ theo chủ nghĩa cộng sản. Nền giáo dục theo truyền thống đạo đức cổ truyền như ngũ đức, lễ nghi phong cách của dân tộc từ bao thế hệ không còn nữa mà theo lý thuyết mới, lãnh đạo chế, theo đạo đức" của các nhà lãnh đạo dù không có đạo đức gì cả cũng nhồi nắn theo khuôn mẫu mới, cho nên nền văn hóa của dân tộc Việt Nam hay giống Lạc Hồng trở thành nô lệ ngoại bang ở mọi phương diện như học cố lấy bằng cấp lo sống hiện sinh vì tiền, đua đòi, vô đạo đức, trụy lạc vô lễ nghĩa, không còn theo khuông phép đạo đức cổ truyền nữa.
Khoa Sư Phạm lai căn cứ theo xã hội chủ nghĩa mà nước Nga và Đông Âu đã cởi bỏ từ lâu mà Việt Nam vẫn còn theo đuổi.
Nhờ Internet là giới trẻ từ cấp Tiểu học, trung học đến Đại học đã vươn cao ý chí cầu tiến và phải cố gắng du học.
Với định hướng đó giới nghèo ở vùng bờ biển bỏ nước ra đi dù chết, dù nguy hiểm cũng dùng thuyền nhỏ để bỏ lối giáo dục kỳ thị ba đời mà ra nước khác tự do học vì tài năng đang phát triển mà bị Bộ Giáo Dục ngăn chận.
Các giáo chức bỏ nghề rất nhiều do nhiều lý do, còn giới trẻ không có đường tiến cho các ngành khoa học khác, đành vào nghề giáo để sống với đồng lương ít oi.
Giới trẻ may mắn đến các nước Tự Do trở thành những nhân tài hữu dụng, nhưng than ôi hữu dụng cho những nước khác, còn Việt Nam lại không sử dụng, vì chưa có ngành thuộc kỹ nghệ tiến bộ quá cao như NASA, hóa học...





BỔ TÚC SƠ LƯỢC LỊCH SỬ TRƯỜNG SƯ PHẠM VĨNH LONG TỪ NĂM 1962 ĐẾN NAY.
  • Năm 1962 Ngôi Trường SPVL được khánh thành. Bắt đầu từ năm 1962, trường mở khoá Giáo Học Bổ Túc đầu tiên đào tạo trong 2 năm tức Khoá 1 niên khoá 62-64. Điều kiện dự thi phải có Tú Tài 1 trở lên. Cũng trong năm học 62-63 còn có khoá cuối cùng của hệ một năm.
  • Đến năm 1972, muốn thi vào Trường SPVL, thí sinh phải có bằng Tú Tài Toàn Phần (bỏ kỳ thi tú tài 1). Năm 1975 có hai khoá cùng ra trường, đó là khoá 12 NK 1973-1975 và khoá 13 NK 1974-1975 (có lẽ do tình hình lúc bấy giờ nên khoá 13 tốt nghiệp sớm 1 năm?). Như vậy Khoá 12 và khoá 13 là hai khoá cuối cùng của Giáo Học Bổ Túc.
  • Bắt đầu năm 1975 Trường được sửa tên: Trường Trung Học Sư Phạm Vĩnh Long, nhận học viên có Chứng chỉ lớp 9 trở lên và được đào tạo trong 1 năm.
  • Năm 1976 , Trường Cao Đẳng SP được thành lập nhận học viên có Chứng Chỉ lớp 12 trở lên, đào tạo trong hai năm. Cả hai trường cùng hoạt động và sử dụng chung khuôn viên của trường SP cũ, nhưng vẫn mang tên là Trường Trung Học Sư Phạm. Hai hệ đào tạo Cao Đẳng và Trung Học hoạt động song song với nhau.
  • Đến năm 1995, thì hệ đào tạo Trung học chấm dứt. Chỉ còn lại một hệ đào tạo duy nhất là hệ Cao Đẳng. Kể từ năm 1995 Trường chính thức mang tên Trường Cao Đẳng Sư Phạm Vĩnh Long đến nay.

Kính thưa Quí Thầy Cô, Cựu Giáo Sinh Sư Phạm Vĩnh Long, trong bài viết trên đây nếu có gì sai sót, kính mong Quý Thầy Cô và Các Cựu Giáo Sinh sửa chữa và bổ sung thêm

Kính chào
Huỳnh Hữu Đức
CGS khoá 8 NK 69-71

Bài sưu tầm trên trang tongphuochiep.info
Đến năm 1972
Đến khóa 12 tức là năm 1973 xin đính chính cùng anh Đức




Bổ sung thêm về lịch sử của trường trích lại trong email của thầy Phan Thanh Phú hiện đang là Giảng viên - CĐSP Vĩnh Long


Năm 1982 tôi về Trung học Sư phạm Vĩnh Long. Lúc đó trường CĐSP đã dời từ Tiểu chủng viện về chỗ Dòng Nữ Tu Thánh Phao Lô ở đường Phạm Thái Bường. THSP thì ở 75 Nguyễn Huệ (trường Sư phạm cũ). Giáo viên thì có qua lại công tác chứ hai trường là hai đơn vị riêng.

Trường Sư phạm sau năm 1975 bị trưng dụng làm trường Thiếu Sinh Quân đến năm 1977 trường TSQ dời về Long Hồ trả cơ sở thành lập lại trường Trung học Sư phạm Cửu Long (đào tạo giáo viên Tiểu học - hồi đó gọi là cấp 1). Bộ Giáo dục mượn trường Thực hành Sư Phạm và khu Ký túc xá B (cạnh sân vận động) Thành lập trường Lương thực - thực phẩm 3.

Đến năm 1990 (trước khi tách tỉnh Cửu Long thành Vĩnh Long và Trà Vinh) trường Trung học Sư phạm Mẫu giáo Cửu Long ở Thị xã Trà Vinh được xáp nhập với THSP (chuyển từ Trà Vinh về Vĩnh Long). Từ đó trường đào tạo 2 hệ Cấp 1 và Mầm non.

Đến năm 1992, sau nhiều lần khiếu nại đòi lại cơ sở vật chất, Bộ giáo dục trả lại cơ sở Lương thực - thực phẩm cho Trung học SP. (trở lại như xưa) Cũng năm đó, trường xin thành lập lại trường Tiểu học Sư phạm Thực hành (cơ sở trường thực hành SP cũ).

Năm 1995, Bộ cho xây thêm hai dãy lớp học 5phòng x 3 và 4 phòng x3. Chưa xây xong thì Bộ ra quyết định nhập trường CĐSP vào THSP và lấy tên là CĐSP. (hai trường chung Ban Giám hiệu nhưng cơ sở ở hai nơi)

Năm 1996, Trường CĐSP dời toàn bộ về 75 Nguyễn Huệ và từ đó đến nay đào tạo chính qui hệ Cao Đẳng Trung học cơ sở (ra trường dạy cấp 2), Cao đẳng Tiểu học (ra trường dạy cấp 1 và Trung cấp Mầm non (ra trường dạy mẫu giáo).

Từ năm 2008, trường mở thêm hệ CĐ Ngoài sư phạm (các lớp Việt Nam học, Thư ký văn phòng, Quản trị văn phòng, Tiếng anh Thương mại du lịch...) đồng thời hợp tác với Đại học Sư phạm 1 Hà Nội và Đại học Đồng Tháp mở thêm các lớp liên thông Đại học (nâng cấp giáo viên cấp 2 lên cử nhân Đại học để dạy cấp 3 - Phổ thông Trung Học).





Những vị Hiệu Trưởng từ năm 1958 - 1975.

. Ông Bửu Trí
. Ông Lâm Phi Điểu
. Ông Phan Công Minh
. Ông Nguyễn Văn Lượm

Khoá Một :1958-1959

Lớp một sư phạm đầu tiên được khai giảng vào tháng 8/1958 có khoảng 50 giáo sinh, và được học tại Phòng Khánh Tiết Trường Nguyễn Thông (lúc bấy giờ chưa đổi tên Tống Phước Hiệp).

Hiệu Trưởng:

. Ông Lý Chánh Đức.

Các Giảng Viên gồm có:

. Ông Trần Văn Xường
. Ông Phan Văn Diệp
. Ông Phạm Văn Tệt
. Ông Nguyễn Văn Điếu
. Ông Nguyễn Ngọc Trạch
. Ông Hồ Văn Trai
. Ông Lê Văn Sĩ

Khoá Hai :1959-1960

Lớp một sư phạm khoá 2 cũng được học tại Phòng Khánh Tiết Trường Nguyễn Thông ( chưa đổi tên Tống Phước Hiệp).

Khoá Ba: 1960-1961

Năm này thì trường đổi về địa điểm chính thức Trường Sư Phạm Vĩnh Long toạ lạc tại đường Nguyễn Huệ.

Hiệu Trưởng:
. Ông Bửu Trí

Giám Học:
. Ông Đinh Xuân Thọ

Năm 1961-1962 Lớp cấp tốc được tăng lên 4 lớp, lớp bổ túc cũng được 4 lớp.
Muốn thi vào lớp giáo học bổ túc, thí sinh cần phải có Tú Tài I trở lên. Chương trình học gồn hai năm. Ban Giảng Huấn gồm có:

. Ông Võ Thành Châu
. Ông Đặng Ngọc Diệp
. Ông Phan Văn Diệp
. Ông Nguyễn Văn Điếu
. Ông Lê Văn Hoà
. Ông Châu Kim Đính
. Ông Nguyễn Quốc Hùng
. Cô Phan Kiêm Loan
. Ông Võ Hoà Hài
. Ông Nguyễn Triết Lý
. Ông Nguyễn Trí Năng
. Ông Phan Đình Ngẫu
. Ông Nguyễn Tử Quý
. Ông Dương Văn Tường
. Ông Trần Viết Sáu
. Ông Đinh Văn Thiệt
. Ông Forest Gerb, người Mỹ phụ trách môn Anh Văn.

theo giáo sư Nguyễn Thành Sơn
Sư phạm Vĩnh Long năm 1963


 
 



Ngã ba Cần Thơ  lúc còn Trụ Thần Phan Thanh Giản tại giữa Ngã Ba Cần Thơ trước Bến Xe cũ.





Cầu Lộ còn nhiều chút để nhớ




Nhà thờ lớn Vĩnh Long




2 dãy lớp học mới của trường SĐSPVL (hình của thầy Phan Thanh Phú)
T

Sư phạm Vĩnh Long năm 1995


Chợ Vĩnh Long ngày nay




Các cựu giáo sư Trường Sư Phạm Vĩnh Long và sư phạm Sàigon đến Quận Bình Minh 2010 thăm gia đình
ông nguyên Hiêu Trưởng Trường Sư Phạm Vĩnh Long




Thầy Lượm và cô
Vị Hiệu trưởng cuối cùng của trường SPQGVL
Hình của đồng môn sư phạm Sài Gòn 2009
http://suphamsaigon.webs.com



Bính Minh Vĩnh Long
Vào khoảng tháng 8 năm 2010 đồng nghiệp Huỳnh Văn Chất và Hà Phước Thảo có đến Bình Minh thăm Ông nguyên Hiệu Trưởng và bà đang bị tai biến đứt mạch máu não và ông bị tai nạn xe Honda té bị thương chân. Cuộc thăm viếng và đàm thoại ngắn ngủi vài tiếng đồng hồ rất cảm động và đầy tình đồng nghiệp. Bánh xe thời gian quay mau theo luật tuần hoàn của Vũ Trụ, chư vị lớn tuổi khuyên nhau lo tu hành để an tịnh, sống hạnh phúc tuổi già, dù phải trả nghiệp cũ bằng tai nạn, bệnh tật, nhưng coi như đã trả nợ thế gian trước khi về cõi hăng sống. Muốn vậy tất cả đều lo đọc kinh sách, thánh giáo và ăn chay trường và học cách thiền định như những kinh sách quí báu trong các Thư Viện cuối trang nầy:


BAN GIÁO SƯ TRƯỜNG SƯ PHẠM NĂM CUỐI đến ngày 30.4.1975

Hiệu Trưởng     : Ông Nguyễn Văn Lượm
  (hưu trí tại Bính Minh, Vinh Long, phía tay phải trên đường vào Trường Trung Học Bình Minh, Vĩnh Long)
                           Điện thoại số: 070 3892573  Email: nv.Luom@yahoo.com.vn
Giám Học        : Ông Phạm Nghi Quang ( hiện ở Úc Châu)
Tổng Giám Thi : Ông Hà Phước Thảo  => giáo sư ngữ học Việt Nam, sư phạm thực hành, sử địa => giáo viên Bình dân học vụ => Cán sự điều dưỡng Viện Dưỡng Lão => Trường phòng máy tính điện tử Phân Khoa Truyền Thông Viện Đại Học München, Campus Garching => giáo sư Viện Đại Học Cao Đài online - giáo sư thỉnh giảng 2 ĐH tại Đức => hồi hưu => Quản thủ Thư Viện e-Books online. Email: haphuocthao@hotmail.com 

Văn Phòng Hành Chánh :

Trường Sư Phạm Thực Hành:

Hiệu Trưởng : 
Ông Lâm Tấn Phát (đã qui Tiên)
Các giáo viên dạy cấp Tiểu học:
                       Ông...
                       Bà....


Thư Viện        Quản Thủ Thư Viện :

                         

Hội Đồng Giáo Sư    :


Ban Việt Văn :   Ông Huỳnh Văn Chất
, nhà ở phía sau Chùa Phước Hải, Cầu Lầu đi hướng vào Cầu Ông Me , đi đường nhỏ xuống mé sông,
                          điện thoại : 070 3821208
                          Ông Hà Phước Thảo , làm tại Viện Đại Học Kỹ Thuật Munich, Đức, chi nhánh tại Garching, về hưu, nhà tại Bad Aibling, Đức,
                                                              Email: haphuocthao@hotmail.com   
                          Bà Nguyễn Thị Trà Mi, kiêm nhiệm quản thủ Thư Viện, chồng làm Giám Đốc Thư Viện.
                          Ông Hứa Hoành  (đã mất tai Hoa Kỳ)
                          Ông Lê Tương Ứng, nhà dưới đầu cầu Tân Hữu, Thành Phố Vĩnh Long, Email: tanhuuvinhlong@yahoo.com.vn 
Ban Anh Văn  : Ông Trịnh Văn Mười Hai (tử nạn lúc làm Chánh Chủ khảo Kỳ thi tuyển vào Trướng Sư Phạm năm 1974 vì không tặc làm nổ máy bay trước khi đáp xuống Qui Nhơn)
                         Ông Trương Phước Đức kiêm Giáo sư Anh Văn tại Viện Đại Học Hoà Hảo, An Giang (Long Xuyên).
Ban Đức Dục và Công Dân Giáo Dục: Ông Luật sư kiêm Chánh Án Toà Hoà Giải Rộng Quyền (Sơ Thẩm) tỉnh Sa-Đéc.

Ban Pháp Văn : Ông Hoàng "Biên Hòa"
(đã sống ở Pháp)

Ban Sư Phạm Lý Thuyết :

                        Ông Phạm Nghi Quang
                        .......................................

Ban Sư Phạm Thực Hành

                        Ông Huỳnh Văn Chất
                        Ông Hà Phước Thảo 
                         Ông Phạm Nghi Quang 
                         Ông Nguyễn Văn An
                         Cố GS Hứa Hoành  (nguyên giảng viên môn Sử Địa Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, nhà văn, sống tại San Augistino, Texas, Hoa Kỳ, đã mất)
Ban Cộng Đồng : Ông Tâm

Ban Hội Họa : Họa sĩ.... (đã mất)

Ban Thể Dục : Ông Nguyễn Văn Bỉ (tử nạn phi cơ lúc đi làm gim thị Kỳ thi tuyển giáo sinh vào Trường SP Qui Nhơn năm 1973 do không tặc nổ bom)


Ban Âm Nhạc : Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thành "ốm" (mới qui Tiên năm 2.010)


Ban Thể Dục : Ông Trần Khải Sơ

Trưởng Phòng Học Liệu : Ông Nguyển Thành Tám ( nguyên Phó Giám Hiệu Trường Cao Đẳng Sư Phạm Vĩnh Long, Hội trưởng Hội Cựu Giáo Sư Sư Phạm, VP tại Sở Giáo Dục, ngang Siêu Thị Vĩnh Long)
, nhà tại dốc cầu Khưu Văn Ba ( nay là cầu Thái Bường) dời nhà về ngang ´"Trường Chuyên" Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Hình ảnh về những hoạt động cùa chư vị Giáo sư dạy các trường Sư Phạm tại Việt Nam trước năm 1975:


KHÓA HỘI THẢO về Cải Tổ Chương Trình Sư Phạm họp tại Trường Sư Phạm Sài Gòn ở đường Thành Thái góc đường Cộng Hoà, Thủ đô nước Việt Nam Cộng Hòa. Nội dung Chương Trình là nâng cao khả năng giáo sinh, có bằng Tú Tài II mới được tuyển vào, thêm môn Tâm Lý Giáo Dục Trẻ em và các giáo sư được tu nghiệp tại Sài Gòn hay tại Hoa Kỳ  lấy văn bằng Cao Học Giáo Dục
.

Hính ảnh tại Vĩnh Long Slide Show + nhạc 6 câu vọng cổ 

THƯ VIỆN  
các Thư Viện khác

Thơ      Video     Thư Viện 1          3    5     6  Germany   English     Francais     Nhạc    Tin Tức



Kính mời quí vị đọc cuốn sách của tôi có nhạc để thư giãn. bớt lo lắng. Rán ăn chay trường để tránh chất độc:
http://caodaigiaoly.free.fr/CDGTTKPD.html