QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ
CHƠI
ĐÙA KHÔNG PHẢI LÀ VÔ ÍCH
Cứ
đến giờ chơi, học trò ra cả ngoài sân, đứa
thì chạy nhảy, đứa thì đánh
quay (đánh vụ), chơi đùa ầm ĩ, thật vui vẻ. Duy có
cậu Tí cứ cầm quyển
sách đọc, không chịu chơi.
Thầy giáo thấy thế đã nhiều lần, một
hôm gọi cậu Tí lại hỏi. Cậu ấy thưa rằng: “Thưa thầy, con
tưởng đã đi
học, thì chỉ chăm lo học hành, chơi đùa làm
gì cho phí thời giờ”. Thầy
nói: “Cũng khá khen cho con là đứa chăm học. Nhưng
miễn là đừng lười
biếng thì thôi, chứ chơi đùa chạy nhảy, cũng
không phải là vô ích. Nếu
con mãi miết học cả ngày, không nghỉ một
phút nào, thì trí khôn sinh
quẫn, mà thân thể cũng mỏi mệt, học sao tinh tường được.
Vậy phải có
học và có chơi, thì sự học mới dễ dàng
và chóng tấn tới.
Giải nghĩa: Phí: uổng. Mãi miết: quá chú
tâm vào một việc gì. Miễn là: chỉ cốt là,
quí hồ là. Quẫn: mệt mỏi và mất
sáng suốt. Tinh
tường: sáng
tỏ.
CHỖ QUÊ HƯƠNG ĐẸP HƠN CẢ
Một
người đi du lịch đã nhiều nơi. Hôm về nhà, kẻ quen
người thuộc, làng
xóm láng giềng đến chơi đông lắm. Một người bạn
hỏi: “Ông đi du sơn du
thuỷ, thế tất đã trông thấy nhiều cảnh đẹp. Vậy ông
cho ở đâu là thú
hơn cả?” Người du lịch đáp rằng: “Cảnh đẹp mắt tôi
trông thấy đã nhiều,
nhưng không đâu làm cho tôi cảm động, vui
thú bằng lúc trở về chốn quê
hương, trông thấy cái hàng rào, cái
tường đất cũ kỹ của nhà cha mẹ tôi.
Từ cái bụi tre ở xó vườn, cho đến con đường khúc
khuỷu trong làng, cái
gì cũng gợi ra cho tôi những mối cảm tình chứa
chan, kể không sao xiết
được.”
Giải nghĩa: Du
lịch: (du: chơi,
lịch: trải) đi thăm chơi nhiều nơi. Du
sơn du thuỷ: chơi
chỗ núi, chỗ sông, ý nói đã xem nhiều
phong cảnh đẹp. Thế
tất: ắt hẳn. Quê hương: làng quê, nơi
mình sinh ra và lớn lên có nguồn gốc tổ
tiên ở đấy. Khúc
khuỷu: quanh co,
gập gẩy, không thẳng một chiều. Chứa
chan: đầy
tràn, nhiều, bề bộn. Không
sao xiết được: không
sao hết được. Tiếng xiết quen dùng
ngày xưa, nay ít phổ biến.
NGƯỜI SAY RƯỢUCác
anh hãy trông người kia đi ngoài đường. Mặt đỏ gay,
mắt lờ đờ, quần áo xốc
xếch,
chân đi xiêu bên nọ, vẹo bên kia, múa
chân múa tay, mồm nói lảm nhảm,
chốc lại ngã chúi một cái. Lũ trẻ đi theo sau, reo
cười chế nhạo. Thỉnh
thoảng anh lại đứng lại, nói những chuyện gì ở đâu
đâu. Người qua lại,
trông thấy cũng phải tránh xa.
Người ấy vừa ở hàng rượu ra. Chỉ tham mấy chén rượu
mà thành ra say sưa, mất cả tư cách con người, có khi
như là con vật vậy, thật là đáng khinh bỉ.
Hỡi các anh, các anh đã trông thấy người say
rượu như thế, thì nên lấy đó làm gương
mà giữ mình.
Giải nghĩa. - Xốc xếch = xệch-xạc = không
được gọn gàng. - Tư
cách = phẩm
giá.
NGƯỜI NGHIỆN THUỐC PHIỆN
Trông thấy Chánh Còm, ai cũng biết là người nghiện. Trước khi,
thầy là người béo tốt phương
phi, tinh nhanh khôn khéo,
mà bây giờ thì mặt bủng da chì, xo vai rụt
cổ, giọng nói khàn khàn, cái môi thâm sịt, nom
người lẻo khoẻo như cò hương.
Thầy mới ăn thuốc phiện mấy năm nay mà đã khác hẳn
đi như vậy.
Thầy Chánh Còm từ khi đa
mang thuốc xái đến
bây giờ, thành ra lười
biếng, chậm trễ. Sáng dậy, ít ra cũng phải mươi lăm
điếu mới mở mắt ra được, và cả ngày quanh quẩn cạnh
bàn đèn, chỉ cái
xe (thoe)cái
lọ, ngoài ra không thiết đến việc gì nữa.
Xem
thế mới biết thuốc phiện là một thứ thuốc độc rất hại. Nó
hại sức khỏe,
hại tinh thần. Nó làm mất thì giờ, mất tiền của,
có khi mất cả phẩm giá
con người nữa. Vậy ta chớ nên hút thuốc phiện.
Giải nghĩa. - Nghiện = nghiền, ghiền. - Phương phi = vạm vỡ, trông ra
dáng. - Tinh
nhanh = lanh lợi. -Thâm
sịt = đen
sì. - Lẻo
khoẻo = lỏng khỏng.
- Cò hương = cò ma. - Đa mang = mang lấy, mắc phải; đa mang thuốc xái = từ khi mang lấy bệnh
nghiền. - Lười biếng = làm biếng. - Cái xe = cái dọc tẩu. - Cái lọ=
cái ống cái nối.
Tác giả:
Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận |