QUỐC VĂN
GIÁO KHOA THƯ
TỐI Ở NHÀ
Cơm
nước xong, trời vừa tối. Ngọn đèn treo, thắp giữa nhà.
Cha ngồi đọc
nhật báo. Anh đang ngồi cúi xuống xem sách hay
làm bài. Mẹ và chị, kim
chỉ vá may. Ở bên cạnh, hai đứa em nhỏ đang nghe bà
kể câu chuyện cổ
tích, thỉnh thoảng lại khúc khích cười với nhau
rất vui vẻ.
Ban ngày đi làm ăn
khó nhọc; tối đến cả nhà được đông đủ sum vầy như
vậy, tưởng không có cảnh nào vui hơn (*).
Giải nghĩa:
Nhật báo: báo ra
hằng ngày.
Chuyện cổ tích: chuyện đời
xưa.
Sum vầy: hội họp, quây quần,
gần gũi bên nhau
CÁI LƯỠI
Một hôm, người chủ bảo người
đầy tớ rằng: “Mày ra bắt con lợn đem làm thịt, và
xem cái gì ngon hơn cả thì đem về đây cho
tao”.
Tên đầy tớ vâng lời,
bắt lợn giết và lấy cái lưỡi đem vào hầu chủ.
Mấy
hôm sau, người chủ muốn thử tên đầy tớ, lại bảo nó
đi làm thịt con lợn
khác và dặn rằng: “Xem cái gì không
ngon hơn cả thì đem vào”.
Tên đầy tớ làm lợn
xong, lại đem cái lưỡi vào cho chủ.
Người chủ hỏi: “Thằng này
láo! Sao lần này mày lại đem cái lưỡi
vào cho ta như lần trước?”
- “Thưa ông, cũng một
cái lưỡi, khi tử tế ra thì không có
gì tốt cho bằng, nhưng khi độc ác, thì lại
không có gì xấu bằng”.
Giải nghĩa: Đầy tớ: người ở, kẻ hầu hạ trong nhà. Lợn: (tiếng quen dùng miền Bắc) tức con heo. Thử:tìm cách nào
đó để dò biết một sự thật. Láo: ở đây là tiếng mắng của người
trên để nói về sự vô lễ, sự bất kính của kẻ
dưới.
BA THẦY
THUỐC GIỎI
Một
ông thầy thuốc già, chữa bịnh giỏi có tiếng. Phải
khi ông ốm nặng, các
học trò đến chầu chực, thuốc thang bên cạnh. Ông cố
gượng nói rằng:
“Lão biết mình lão đã đến ngày tận
số rồi, nhưng lão có nhắm mắt, cũng
cam lòng, vì lão có để lại cho đời ba thầy
thuốc rất hay”. Ông nói đến
đây, nhọc quá, phải nghỉ. Các thầy thuốc học
trò thấy ông nói thế, đều
lắng tai nghe, ai cũng nghĩ bụng, trong ba nười ấy, thế nào cũng
có tên
mình. Ông nghỉ rồi lại nói: “Trong ba thầy thuốc
ấy, thì hay nhất là
thầy Sạch sẽ, thứ nhì là thầy Điều độ, thứ ba là
thầy Thể thao. Sau khi
thầy mất rồi, nếu các anh biết theo ba thầy ấy mà chữa
cho người ta,
thì thiên hạ khỏi được biết bao nhiêu là bịnh
tật”.
Giải nghĩa: Cố gượng: gắng hết sức vì suy yếu. Tận số: hết số, ý nói sắp chết. Cam lòng: thoả lòng, hả dạ. Điều độ: luôn giữ chừng mực, phải chăng,
không ít không nhiều. Thể thao: các môn vận động cơ thể. Thiên hạ: nói chung mọi người.
LÒNG THẢO HIẾM
CÓ
Mẫn tử Khiêm, mẹ mất sớm, bị người dì ghẻ ác
nghiệt, xử tàn nhẫn lắm. Mùa rét
chỉ cho Mẫn tử mặc một manh áo mỏng, còn hai con
riêng mình, thì cho mặc áo bông, áo
mền tử tế.
Một
hôm, người cha sai Mẫn tử đi đẩy xe, Mẫn tử rét
quá, lập cập vấp ngã.
Cha quở mắng, Mẫn tử cũng không nói gì. Sau cha
biết người dì ghẻ để
cho Mẫn tử phải chịu đói rét, và thường khi lại
còn hành hạ khổ sở, thì
muốn đuổi ngay đi.
Mẫn tử biết ý, can cha rằng: "Dì con
mà còn ở lại, thì chỉ có một mình
con chịu rét mà thôi, chớ dì con mà
không ở đây nữa, thì ba anh em chúng con đều
bị đói rét cả."
Người cha nghe nói, cho là phải, và người
dì ghẻ thấy Mẫn tử hiếu đễ như thế, lấy làm cảm
động, từ đó cư xử với Mẫn tử rất là tử tế.
Giải nghĩa.
- Tàn nhẫn = làm cho người ta đau đớn, khổ sở. -
Áo mền = áo lót có lần
dựng ở giữa. - Can = ngăn không để ai làm một việc
gì. - Cảm động =
thấy việc gì ở ngoài mà động đến trong lòng.
Tác giả:
Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận
|